GMV là gì? Chỉ số này có vai trò như thế nào trong Marketing và các hoạt động quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Cùng Viecmarketing.com tìm hiểu ngay trong bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm này nhé!
Khái niệm GMV – GMV là gì?
GMV (từ viết tắt của Gross Merchandise Volume) là tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các giao dịch mua sắm giữa khách hàng với khách hàng (C2C) thông qua một nền tảng thương mại điện tử nhất định như website, app hay sàn TMĐT.
GMV là thước đo sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp hoặc thước đo cho việc sử dụng các nền tảng TMĐT để bán sản phẩm.
Tổng giá trị hàng hóa GMV thường được nhắc tới để đánh giá, xác định những gì liên quan tới sức khỏe kinh doanh của các nền tảng TMĐT (website, app) vì doanh thu từ đây sẽ nằm trong tổng hàng hóa đã bán và các khoản đã tính phí.
GMV thường được dùng để so sánh giữa các giai đoạn, mốc thời gian, ví dụ như giá trị quý hiện tại so với quý trước đó hoặc so với cùng kỳ năm trước.
GMV được xem là có ích nhất khi nó sử dụng như một thước đo để so sánh giá trị theo các quãng thời gian, chẳng hạn như giá trị quý hiện tại so với giá trị quý trước đó.
Cách tính GMV như thế nào?
Sau khi biết được GMV là gì thì điều tiếp theo bạn cần nhớ đó là cách tính chỉ số GMV. Thông thường người ta tính GMV theo chu kỳ từng tháng, quý hoặc năm, công thức như sau:
GMV = tổng số lượng bán ra của một sản phẩm x giá của sản phẩm đó
Ví dụ: Một cửa hàng bán mũ trong 1 tháng bàn được 300 cái với giá 50.000đ/cái. Vậy GMV trong tháng đó của cửa hàng là 50.000 x 300 = 15.000.000đ. Con số 15 triệu này cũng có thể xem là tổng doanh thu của cửa hàng đó trong 1 tháng.
>>> Xem thêm: Công Thức Tối Ưu Landing Page Giúp Bạn Gia Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi Cao
Một số ví dụ về chỉ số GMV
Để hiểu chính xác khái niệm GMV là gì, hãy cùng chúng tôi xem qua một số ví dụ cụ thể ở hai sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam là Shopee và Lazada.
- Trong một tháng Shopee bán được 30.000 sản phẩm với giá bán là 10 $/sản phẩm, GMV của Shopee trong tháng đó sẽ là 300.000 USD. Cũng trong tháng đó Lazada bán được 25.000 sản phẩm với giá bán là 10 $/sản phẩm, chỉ số GMV của Lazada sẽ là 250.000 USD.
- Có thể thấy, tổng giá trị hàng hóa GMV của Shopee cao Lazada nhưng chỉ nhìn vào chỉ số này thì chưa thể kết luận được hoạt động kinh doanh của Shopee hiệu quả hơn Lazada.
- Shopee tính phí là 2% nên thực chất Shopee sẽ thu lại được 2% x 300.000 = 6000 USD. Trong khi đó mức phí của Lazada là 4% nên sẽ thu về được 4% x 250.000 = 10.000 USD. Có thể thấy, xét về hiệu quả kinh doanh, Lazada đang có lợi nhuận cao hơn so với sàn Shopee.
Tầm quan trọng của GMV trong Marketing
GMV có vai trò đặc biệt quan trọng trong Marketing, đặc biệt là các doanh nghiệp có kinh doanh TMĐT. Có 3 lợi ích to lớn mà GMV đem đến cho doanh nghiệp đó là:
Tính toán các khoản chi phí của doanh nghiệp
Thông thường, GMV sẽ được tính toán trước khi tính đến các khoản chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, chỉ số GMV sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để đo lường sự phát triển, tăng trưởng theo những khoảng thời gian (theo tháng, theo quý hoặc theo từng năm).
Tính tổng giá trị về doanh số
Chỉ số GMV cũng giúp doanh nghiệp tính được tổng giá trị doanh số của mình trong trường hợp lợi nhuận của sản phẩm phải được những chi phí tích lũy để cho ra những kết quả chính xác nhất. Đó có thể bao gồm cả các chi phí như chạy quảng cáo, giao hàng, các đợt sale giảm giá hay số hàng bị hoàn lại.
Có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu suất hoạt động
Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, các nhà bán lẻ sẽ khó có thể tính chính xác được các nhà sản xuất hàng hóa mà họ đang bán. Chính vì vậy, chỉ số GMV sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin cũng như cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp mình.
Từ những lợi ích kể trên có thể thấy chỉ số GMV đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến hiện nay. Nó không đơn giản chỉ là số liệu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động, nâng cao năng suất. Đồng thời, GMV cũng giúp gia tăng doanh số và duy trì được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh trên các kênh TMĐT (web hay app).
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Học Làm Affiliate Marketing Từ A Đến Z Cho Newbie
Những hạn chế cần lưu ý khi sử dụng GMV
Bên cạnh những lợi ích kể trên thì chỉ sổ GMV cũng tồn tại một số hạn chế gây cản trở tới quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Thực tế, có các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT mới ra đời chưa có nhiều hiểu biết, chưa có những chiến lược phát triển cụ thể mà đã sử dụng dụng GMV thay thế cho việc đo lường doanh thu bán hàng. Chính điều này sẽ khiến cho các kết quả đưa ra không được chính xác.
Không phải giải pháp tối ưu nhất để dự đoán về nguồn doanh thu thuần
Tổng giá trị hàng hóa GMV không thực sự phản ánh thực sự chính xác về lợi nhuận, về sự phát triển của một công ty mà chỉ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp ở mức mức độ nào đó. GMV chưa bao gồm các khoản chi phí như marketing, phí hoàn hàng, đổi trả, lưu trữ tồn kho, v.v.. Vì vậy, chỉ số này không nói lên thực chất doanh nghiệp đã thu về được bao nhiêu giá trị từ việc bán ra sản phẩm.
Không cung cấp nhiều thông tin liên quan đến giá trị hàng hóa
Số liệu mà tổng giá trị hàng hóa GMV thể hiện chỉ là một con số thô và nó không cung cấp quá nhiều các thông tin liên quan đến các giá trị của sản phẩm đã được bán ra bên ngoài. Những con số từ GMV không có nhiều ảnh hưởng đến các khoản chi phí của nhà bán lẻ.
Tùy vào từng nền tảng thương mại điện tử mà chỉ số GMV cũng sẽ khác nhau. Vậy nên, cách tốt nhất và hiệu quả nhất đó là xem xét chỉ số GMV chung của từng lĩnh vực bán hàng, rồi từ đó nắm bắt tổng quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ số khác có thể thay thế GMV không?
Qua các phân tích phía trên ta thấy được chỉ nhìn vào tổng giá trị hàng hóa GMV thì không thể đánh giá được toàn bộ hoạt động kinh doanh của một đơn vị. Doanh nghiệp cần biết phối hợp và phân tích các chỉ số khác nữa để có cái nhìn tổng quan chính xác nhất về hoạt động của mình.
Nếu đơn vị đang tìm kiếm về thu nhập cũng như tình trạng tài chính thực tế trong một doanh nghiệp công khai nào đó, việc kiểm tra hồ sơ SEC (Securities and Exchange Commission) theo quý sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về các số liệu đó.
Khi kiểm tra tình hình tăng trưởng, các công ty thường tiến hành so sánh doanh thu của quý này so với quý trước. Bạn cần trả lời được các câu hỏi “Doanh thu đó tăng lên hay giảm đi? Nguyên nhân nào dẫn đến việc tăng/giảm doanh thu? Những yếu tố tác động tới doanh thu trong thời gian vận hành?” Lúc này, bạn có thể sử dụng SEC để kiểm tra thay cho GMV để đánh giá được tình hình doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng SEC là rất phức tạp, đồng thời việc tính toán cũng cần nhiều công sức và thời gian hơn so với GMV. Vì vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc để lựa chọn chỉ số phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của mình.
Tạm kết
Hiểu rõ GMV là gì sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh doanh. Từ đó tìm ra những điểm hạn chế và đưa ra giải pháp xử lý, nâng cao doanh thu. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về tổng giá trị hàng hóa GMV, hiểu được GMV là gì và cách áp dụng chỉ số này để phân tích các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm kiếm những công việc trong lĩnh vực Marketing, hãy truy cập ngay vào trang tìm việc của TopCV.vn để ứng tuyển các vị trí phù hợp nhé!
>>> Xem thêm:
Traffic trong Marketing là gì? 3 Yếu tố để kéo Traffic Website