học khối a làm nghề gì

Học khối A làm nghề gì? Top các ngành nghề có triển vọng trong tương lai

Chia sẻ kinh nghiệm Kiến thức Marketing
Spread the love

Khối A là một lựa chọn rất phổ biến đối với các bạn tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học. Vậy bạn đã biết học khối A làm nghề gì? Ngành học nào có triển vọng trong tương lai? Bài viết sau trong mục Chia sẻ kinh nghiệm của Viecmarketing.com sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Khối A gồm những môn thi nào?

Trước khi tìm hiểu học khối A làm nghề gì, chúng ta cần biết khối A tuyển sinh những môn nào. Theo quy định của Bộ giáo dục, khối A bao gồm ba môn: Toán, Vật lý, Hóa học. 

Hiện nay, bên cạnh khối A00 truyền thống, các tổ hợp mới phát triển từ khối A đã được đưa vào xét tuyển Đại học để thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn. Hiện nay khối A đang có 18 tổ hợp và 11 môn thi. Một số tổ hợp được thí sinh lựa chọn phổ biến là: 

  • Khối A01: Toán, Anh, Lý
  • Khối A02: Toán, Sinh, Lý
  • Khối A03: Toán, Sử, Lý
  • Khối A04: Toán, Lý, Địa
  • Khối A05: Toán, Sử, Hóa
  • Khối A06: Toán, Hóa, Địa
  • Khối A07: Toán, Sử, Địa
  • Khối A08: Toán, Sử, GDCD
  • Khối A09: Toán, Địa, GDCD
  • Khối A10: Toán, Lý, GDCD
  • Khối A11: Toán, Hóa, GDCD.

>> Tìm hiểu thêm: Top Các Ngành Khối A1 Có Triển Vọng Nhất Mà Thí Sinh Nên Biết

Học khối A thi ngành gì dễ xin việc?

Học khối A làm nghề gì có lẽ là điều các bạn học sinh và phụ huynh quan tâm nhất khi chọn ngành thi Đại học. Sau đây là những ngành học mang đến cơ hội việc làm tốt, khả năng phát triển cao mà thí sinh thi khối A nên biết:

Học khối A thi ngành gì dễ xin việc?
Học khối A thi ngành gì dễ xin việc?

Marketing

Marketing là hoạt động tiếp cận và quảng bá sản phẩm, thương hiệu với đối tượng khách hàng tiềm năng nhằm tăng doanh thu, vị thế cho doanh nghiệp. Sinh viên Marketing sẽ được cung cấp kiến thức về:

Các kiến thức được học trong ngành Marketing
Các kiến thức được học trong ngành Marketing
  • Nghiên cứu thị trường
  • Thiết kế chương trình truyền thông, tiếp cận công chúng
  • Quảng bá sản phẩm
  • Quản lý giá
  • Định giá sản phẩm
  • Các kênh truyền thông và tiếp thị sản phẩm

Sau khi tốt nghiệp Đại học, sinh viên có thể làm việc tại các công ty, tập đoàn chuyên về marketing (hay còn gọi là marketing agency) hoặc bộ phận marketing của doanh nghiệp với các vị trí như:

>> Xem thêm: Marketing Học Khối Nào? Sinh Viên Marketing Làm Gì?

Marketing là ngành thuộc top 6 các ngành có nhu cầu nhân lực cao
Marketing là ngành thuộc top 6 các ngành có nhu cầu nhân lực cao

Theo dự báo của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực ngành marketing đến năm 2025 là trên 21.000 người. Đây là ngành thuộc top 6 các ngành có nhu cầu nhân lực cao, mức thu nhập cũng vô cùng cạnh tranh. Tính chất công việc ngành Marketing rất phù hợp với những bạn yêu thích sự linh hoạt, năng động.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Sự Khác Biệt Giữa Marketing Inhouse Và Agency

Công nghệ thông tin (IT)

Công nghệ thông tin là ngành chuyên đào tạo về phát triển, thiết kế, lập trình và bảo trì phần mềm. Ngành công nghệ thông tin được chia làm 5 lĩnh vực: Hệ thống thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, mạng máy tính truyền thông. Sinh viên thuộc tất cả các lĩnh vực trên đều sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các hệ điều hành, cách hoạt động và quản trị mạng máy tính, an ninh mạng, quản trị các dự án phần mềm, v.vv.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty công nghệ, bộ phận IT của các công ty kinh doanh, thương mại với các vị trí như:

  • Lập trình viên (backend, frontend, full-stack)
  • Tester (Chuyên viên kiểm thử phần mềm)
  • QA, QC (Chuyên viên đo lường và kiểm soát chất lượng)
  • PO, PM (Quản lý sản phẩm)
  • Chuyên viên quản trị hệ thống
  • Chuyên viên an ninh mạng

>> Tìm việc làm IT HOT nhất hiện nay ngay tại TopCV.vn

Ngành đầu tiên mà các bạn học khối A nên cân nhắc là công nghệ thông tin
Ngành đầu tiên mà các bạn học khối A nên cân nhắc là công nghệ thông tin

Nếu được hỏi học khối A làm nghề gì, có lẽ câu trả lời nhận được nhiều nhất chính là làm IT. Theo báo cáo của TopDev (chuyên trang tuyển dụng lĩnh vực công nghệ thông tin), nhu cầu nhân lực IT tại thị trường Việt Nam năm 2021 là khoảng 450.000 nhân sự. Trong khi tổng số lập trình viên đã sẵn sàng bước vào thị trường lao động chỉ có 420.000 người. Sự thiếu hụt lao động đó đã khiến sinh viên tốt nghiệp ngành IT rất được săn đón và có mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung.

Công nghệ – Kỹ thuật cơ khí

Công nghệ kỹ thuật cơ khí là ngành học về việc ứng dụng khoa học vật liệu, kỹ thuật và công nghệ vào thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng các loại máy móc, dây chuyền sản xuất và hệ thống cơ khí. Chương trình đào tạo ngành này tập trung vào những kiến thức như:

  • Chế tạo cơ (Gia công, thiết kế, chế tạo và kiểm thử các chế tạo cơ khí)
  • Đọc, bóc tách, phân tích và thực hiện vẽ các bản vẽ kỹ thuật
  • Công nghệ CAD/CAM/CNC, v.vv
  • Giao diện thiết kế robot
  • Điện, điện tử kỹ thuật
  • Cơ khí hóa
  • Kỹ thuật xây dựng
Công nghệ - kỹ thuật cơ khí là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực chưa từng thuyên giảm trong nhiều năm qua
Công nghệ – kỹ thuật cơ khí là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực chưa từng thuyên giảm trong nhiều năm qua

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể theo đuổi một số nghề như:

  • Kỹ sư thiết kế máy móc
  • Kỹ sư vận hành phần cứng của máy móc và hệ thống
  • Kỹ sư giám kiểm soát quy trình và chất lượng sản phẩm
  • Kỹ sư quản lý dây chuyền vận hành
  • Kỹ thuật viên
  • Chuyên viên điều khiển kỹ thuật
  • Chuyên viên tư vấn máy móc

Công nghệ – kỹ thuật cơ khí là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực chưa từng thuyên giảm trong nhiều năm qua. Theo một vài nghiên cứu, đến năm 2025 nhu cầu lao động ngành cơ khí sẽ tăng mạnh, đạt khoảng 1.500.000 người. Trong khi số lượng nhân sự cơ khí được đào tạo bài bản tăng rất chậm. Như vậy trong tương lai, đây sẽ là một ngành có cơ hội việc làm rất cao. Hãy cân nhắc đến ngành này nếu còn phân phân học khối A làm nghề gì.

Kỹ thuật điện tử, viễn thông

Kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành học về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng và quản trị mạng lưới truyền thông, liên lạc. Sinh viên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sẽ được tìm hiểu và làm việc chủ yếu với các thiết bị gắn với cuộc sống hàng ngày như: Tivi, điện thoại, mạch điều khiển, modem, v.vv. 

Kỹ thuật điện tử, viễn thông cũng là ngành có tiềm năng, đáng để các bạn cân nhắc

Chương trình học của ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông tập trung vào các nội dung: 

  • Thiết kế các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông
  • Xử lý âm thanh và hình ảnh trên các thiết bị truyền thông, liên lạc
  • Cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông
  • Các công nghệ kỹ thuật, truyền thông, điện tử liên lạc
  • Kỹ thuật phát thanh truyền hình
  • An ninh mạng thông tin

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các tập đoàn viễn thông hay các công ty phát triển sản phẩm công nghệ điện tử, viễn thông. Một số vị trí mà sinh viên ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông có thể đảm nhận: 

  • Kỹ sư mạch điện tử
  • Kỹ sư phát triển, thi công hệ thống viễn thông
  • Kỹ sư quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông

Theo dự báo của Bộ thông tin – Truyền thông, nhu cầu nhân lực lĩnh vực điện tử, viễn thông sẽ tăng khoảng 10%/năm từ 2021 – 2025. Vì vậy, đây cũng là gợi ý sáng giá cho câu hỏi học khối A làm nghề gì.

Kế toán, kiểm toán

Đây là một ngành nghề cũng rất phổ biến khi tìm hiểu về việc học khối A làm nghề gì. Kế toán là hoạt động ghi nhận, phân tích, quản lý thu chi, tài sản và dòng tiền của doanh nghiệp. Kiểm toán là hoạt động kiểm tra tính trung thực và minh bạch của các báo cáo tài chính do kế toán đưa ra.  

Nhu cầu nhân sự kế toán và kiểm toán chắc chắn sẽ không thuyên giảm trong tương lai
Nhu cầu nhân sự kế toán và kiểm toán chắc chắn sẽ không thuyên giảm trong tương lai

Ở ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về: 

  • Thu thập, xử lý số liệu tài chính, ghi nhận hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
  • Dự toán chi phí, dự toán ngân sách, quản lý doanh thu theo chuẩn nghiệp vụ kế toán
  • Đọc và lập báo cáo tài chính
  • Phân tích tình hình tài chính

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể làm việc tại các công ty, ngân hàng hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Các vị trí liên quan đến ngành này gồm:

  • Nhân viên kế toán thuế
  • Nhân viên kế toán nội bộ
  • Kiểm toán viên
  • Kế toán trưởng
  • Kế toán bán hàng

Dù đang ở mức bão hòa, tức là cung nhân sự kế toán đang ở mức cao, tỷ lệ cạnh tranh vị trí việc làm gay gắt. Tuy nhiên, cầu nhân sự kế toán và kiểm toán chắc chắn sẽ không thuyên giảm trong tương lai. Nếu trang bị kiến thức và tay nghề tốt, bạn không lo không tìm được việc làm trong lĩnh vực này. 

>> Tổng hợp việc làm kế toán thu nhập hấp dẫn tại TopCV.vn

Tài chính ngân hàng

Tài chính ngân hàng là ngành học nghiên cứu các dịch vụ tài chính, sự luân chuyển của dòng tiền và các công cụ quản lý tài chính của ngân hàng. Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức chung về:

  • Phân tích, dự báo tình hình tài chính, tiền tệ
  • Lý thuyết tài chính tiền tệ
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính quốc tế
  • Thị trường chứng khoán
  • Luật tài chính
  • Luật ngân hàng
  • Hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam
Các kiến thức được học trong ngành Tài chính ngân hàng
Các kiến thức được học trong ngành Tài chính ngân hàng

Vậy sinh viên có thể làm công việc gì sau khi tốt nghiệp? Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác với các vai trò như:

  • Tư vấn tài chính ngân hàng
  • Chuyên viên phân tích tài chính
  • Chuyên viên quản lý đầu tư
  • Chuyên viên quản trị và lên kế hoạch tài chính,..

Hiện nay, thị trường tài chính trong nước và quốc tế đang có những thay đổi mạnh mẽ. Theo các chuyên gia, giai đoạn 2020 – 2025 nhu cầu nhân lực cao cấp ngành Tài chính Ngân hàng sẽ tăng 20%/năm. Riêng tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhu cầu này chiếm khoảng 10%, tức là khoảng 30.000 lao động trên cả nước. Đây là gợi ý sáng giá cho câu hỏi học khối A làm nghề gì.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về các ngành tuyển sinh khối A có triển vọng nhất. Hy vọng qua bài viết, bạn đã được giải đáp cho thắc mắc học khối A làm nghề gì. Mỗi ngành nghề sẽ có những đặc điểm, yêu cầu và cơ hội phát triển khác nhau. Dựa vào kỹ năng lực, sở thích, điểm mạnh và định hướng phát triển của bản thân, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Đừng quên truy cập TopCV.vn để đọc thêm rất nhiều những bài viết hữu ích khác và tìm kiếm các công việc làm chất lượng, lương cao cho mình! 

>> Có thể bạn chưa biết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *