mo hinh Launching

Mô hình Launching – Bí quyết giúp doanh nghiệp bứt phá thành công

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

“Sóng truyền thông” là một trong những mục tiêu của hoạt động Marketing khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới trên thị trường. Để có thể đạt được hiệu quả ở giai đoạn này, mô hình Launching hiện đang được nhiều thương hiệu áp dụng. Hãy cùng viecmarketing.com tìm hiểu ngay về mô hình Launching và cách áp dụng vào Marketing như thế nào ngay sau đây.

Tìm hiểu về mô hình Launching

Trước khi áp dụng Launching, bạn cần phải hiểu về mô hình Launching là gì, ưu – nhược điểm của mô hình này như thế nào? Cụ thể sau đây:

Mô hình Launching là gì?

Mô hình Launching là một mô hình được sử dụng để giúp cho doanh nghiệp có thể tăng sự “chú ý” của công chúng một cách dồn dập từ công chúng mục tiêu. Từ đó, Launching sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu trong một thời gian ngắn trên diện rộng. Mô hình này sẽ phù hợp với những chiến dịch có thời gian thực hiện ngắn, từ 1 – 2 tháng.

>>>Xem thêm: Thương hiệu là gì? Yếu tố cấu thành một thương hiệu thành công

Mô hình Launching giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng tốt hơn
Mô hình Launching giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng tốt hơn

Launching sẽ được thực hiện với chi tiết size thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, phân bổ ngân sách, phối hợp các kênh, đặt lịch chạy có chủ đích. Từ đó sẽ tạo nên đỉnh truyền thông của mô hình này. Bạn có thể tham khảo một số case study đã thành công khi áp dụng Launching như sau:

  • Chiến dịch ra mắt loại xe mới của Vinfast với mẫu xe President.
  • Sự kiện Marketing on Air năm 2020.
  • Chiến dịch khuyến mãi hàng hàng tháng của hãng Shopee như 3/3, 4/4,…

Hay, có thể tóm gọn rằng, Launching dựa trên nguyên lý “Khi có 1 sự kiện xuất hiện với một tần suất vừa đủ, khách hàng sẽ tò mò và tìm kiếm đến bạn”. Đây chính là bí mật mà Launching có thể khiến cho chiến dịch Marketing, truyền thông thành công.

Ưu – nhược điểm của mô hình Launching

Để có thể vận dụng được Launching, bạn nên hiểu rõ về ưu – nhược điểm của mô hình này. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Có thể giúp doanh nghiệp thu hút được lượng lớn người quan tâm từ các khách hàng tiềm năng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Ngân sách trong Launching sẽ được phân bổ trải dài, giúp doanh nghiệp quản lý được nguồn ngân sách tốt hơn.
  • Giúp tăng độ tin cậy của khách hàng với sản phẩm, thương hiệu mới tốt hơn.

Nhược điểm

  • Nếu chất liệu Marketing không tốt, khi thực hiện Launching khó có thể tạo được “đỉnh” truyền thông.
  • Cần đội ngũ nhân sự thực hiện chiến dịch Marketing có dày dặn kinh nghiệm.
  • Người thực hiện chiến dịch Marketing theo Launching phải có nhiều kỹ năng, kiến thức liên quan đến thiết kế, xây dựng nội dung, lập kế hoạch,…

>>>Xem thêm: Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu với doanh nghiệp

Bạn cần có nhiều kinh nghiệm mới có thể thành công khi thực hiện Launching
Bạn cần có nhiều kinh nghiệm mới có thể thành công khi thực hiện Launching

Cách áp dụng mô hình Launching vào Marketing

Việc áp dụng Launching vào chiến dịch Marketing truyền thông hay bất kỳ hoạt động nào đều sẽ gồm 3 giai đoạn chính. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 – Pre-launch

Marketer cần đạt được mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu, tạo được sự tò mò từ khách hàng của mình. Giai đoạn này bạn sẽ cần phân bổ 30% ngân sách của chiến dịch.

Những kênh truyền thông cần tận dụng có thể gồm như Facebook Ads, GDN, Remarketing, Video Viral, KOLs, TVC,… Giai đoạn Pre-launch sẽ tạo tiền đề cho ngày thực hiện Launching chính thức. Bạn sẽ cần lưu ý, càng đến ngày Launching, chi phí quảng cáo cần phải tăng dần.

Giai đoạn 2 – Launch

Ngân sách cho giai đoạn này là 40%. Mục tiêu chính là tăng tối đa tương tác của khách hàng với thương hiệu, tạo ra sự chuyển đổi phù hợp. Khi giai đoạn 1 đã đẩy sự quan tâm của khách hàng lên đến đỉnh điểm, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm đến bạn.

Những kênh truyền thông có thể sử dụng trong giai đoạn này có thể kể đến như hành vi tìm kiếm trên Google, Facebook, Youtube,… Nhiệm vụ của doanh nghiệp ở giai đoạn này cần phải đáp ứng được các nhu cầu tìm kiếm đó. Tiêu chí chung là khách hàng của bạn ở đâu, bạn cần có mặt ở đó.

Giai đoạn 3 – Post launch

Đây là giai đoạn cuối cùng của Launching. Bạn sẽ cần phân bổ 30% vốn cho giai đoạn này. Mục tiêu chung là duy trì được sự quan tâm của khách hàng đến thương hiệu, duy trì được đà tăng trưởng bình thường của doanh nghiệp. Thông thường, giai đoạn Post launching sẽ đem lại tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng nhiều nhất.

Sau khi đã qua giai đoạn bùng nổ, lượng khách hàng quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm chắc chắn sẽ có sự suy giảm. Doanh nghiệp cần phải tận dụng những kênh chăm sóc, tương tác với người dùng, khách hàng tiềm năng đã quan tâm ở giai đoạn trước đó.

Do đó, ngân sách cho hoạt động Remarketing ở giai đoạn này thường sẽ chiếm tỉ trọng cao nhất. Tuy vậy, bạn cũng cần phải duy trì được các quảng cáo Search để tiếp cận được những khách hàng tiềm năng. Hình thức GDN trong giai đoạn này chỉ nên để ở mức thấp (dưới 10%) với mục tiêu tiếp cận khách hàng mới.

>>>Xem thêm: Hoạch định chiến lược là gì? Các bước hoạch định chiến lược Marketing

Một mô hình Launching sẽ gồm 3 giai đoạn chính
Một mô hình Launching sẽ gồm 3 giai đoạn chính

Đến thời điểm hiện tại, mô hình Launching vẫn được xem là một trong những mô hình hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các chiến lược Marketing. Tuy vậy, để mô hình này mang lại hiệu quả, bạn sẽ cần phải có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc trong quá trình áp dụng. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục này để cập nhật thêm các tin tức thú vị về Marketing nhé.

>>>Xem thêm: Marketing thương mại là gì? So sánh với Brand – Social Marketing

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *