Influence là gì

Influence Là Gì? Vai Trò Của Influence Marketing Như Thế Nào?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Influence Marketing đã không còn quá xa lạ với nhiều người làm việc trong lĩnh vực Marketing hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Marketing, chắc chắn Influence là gì vẫn là một khái niệm mới lạ.

Vậy, Influence là gì? Vai trò của Influence Marketing là gì? Bài viết chi tiết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn. Hãy cùng viecmarketing.com theo dõi nhé.

Tìm hiểu về Influence là gì?

Trước khi đến với vai trò của Influence là gì, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, phân loại của Influence. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu về sự khác nhau của KOL và Influence trước khi áp dụng vào chiến dịch Marketing của mình.

Khái niệm Influence là gì?

Influence là những người sáng tạo nội dung và có khả năng ảnh hưởng đến xu hướng, quyết định mua hàng của nhóm người hâm mộ nhất định. Nếu xét trên bối cảnh của Social Media, họ sẽ là những người có lượng follow lớn, có thể dùng 1 hoặc nhiều nền tảng (Social Platform) khác nhau.

Theo khái niệm đó, Influence Marketing chính là một hình thức, chiến dịch Marketing được thực hiện bằng việc sử dụng những cá nhân, đội nhóm có sức ảnh hưởng. Mục đích của Influence Marketing thường sẽ là giúp truyền tải thông điệp hoặc gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Marketing Online Là Gì? Các Loại Hình Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tìm hiểu Influence là gì?
Tìm hiểu Influence là gì?

Phân loại Influence Marketing

Có nhiều cách để phân loại Influence, tuy nhiên, cách phân loại thành 3 nhóm chính sau đây được sử dụng nhiều nhất. Bao gồm:

  • Người nổi tiếng, người của công chúng – VIPs/Celebrities: Là những người có danh tiếng và thu hút được sự quan tâm của truyền thông, công chúng. Ví dụ như nhóm các diễn viên, ca sĩ, người mẫu,…
  • Người có hiểu biết, chuyên môn cao hoặc chuyên gia trong ngành hàng nhất định – Professional Influencers: Thông thường các Social Platform của nhóm này có lượng tương tác khá cao theo ngành hàng.
  • Người có lượng follow hoặc bạn bè cao (thường trên 5000+), sáng tạo nội dung – Citizen Influencers: Họ có thể là bất kỳ ai nhưng có chung đặc điểm là thường chia sẻ về ngành hàng, kinh nghiệm, đánh giá sản phẩm.

>>>Xem thêm: SEO Và SEM Là Gì? SEO Và SEM Khác Nhau Như Thế Nào?

Vai trò của Influence Marketing

Influence Marketing trong thời gian gần đây đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng phổ biến hơn. Trong đó, đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch Marketing. Cụ thể, các chiến dịch Influence Marketing hiện nay có những vai trò, lợi ích như sau:

Tăng mức độ tin cậy với khách hàng: Influence là một trong các kênh giúp doanh nghiệp có thể tăng được mức độ tin cậy của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tăng nhận diện thương hiệu: Influence sẽ giúp thương hiệu của bạn đến gần người tiêu dùng hơn, mức độ và “thái độ” được nhận diện sẽ tốt và tích cực hơn.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp: Đây chắc chắn là lợi ích, vai trò mà bất kỳ chiến dịch Marketing nào cũng cần đạt được. Lợi thế khi dùng Influence Marketing chính là các Influence đã có sẵn lượng người hâm mộ nhất định và mức độ tin tưởng cao.

Cải thiện được chỉ số ROI của doanh nghiệp: ROI là một trong các chỉ số để đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing, hoạt động Marketing có mang lại được hiệu quả và lợi nhuận hay không.

Chiến dịch Influence Marketing có thể giúp tăng nhận diện thương hiệu

Làm thế nào để lựa chọn được Influence phù hợp?

Để xác định được Influencer có phù hợp với thương hiệu hay không, bạn sẽ cần xem xét các khía cạnh như sau:

Dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp

Thông thường, để lựa chọn được Influence phù hợp, các doanh nghiệp sẽ dựa vào 3 yếu tố chính. Cụ thể như sau:

Awareness: Độ nhận diện thương hiệu của Influence như thế nào. Thông thường, các Celebrities sẽ là sự lựa chọn được các doanh nghiệp ưu tiên nếu các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp có mục đích nâng cao nhận diện thương hiệu.

Interest: Là mức độ người tiêu dùng quan tâm, tin tưởng về sản phẩm. Thông thường, nếu muốn nâng cao yếu tố này, doanh nghiệp sẽ ưu tiên nhóm Professional.

Purchase Intention: Là mục tiêu tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng. Thông thường, để hoàn thành mục tiêu này, doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ nhóm Influence nào.

Dựa vào các tiêu chí để đánh giá Influence

Ngoài mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cần phải phân tích các tiêu chí khác của Influence trên các nền tảng mạng xã hội của họ. Ví dụ như một số tiêu chí sau đây:

  • Reach – mức độ tiếp cận: Được đo bằng lượng người theo dõi của Influencer ở các nền tảng mạng xã hội của họ.
  • Relevance: Là mức độ liên quan, liên kết giữa định vị của Influencer với thương hiệu. Hầu hết sẽ thể hiện qua các quan niệm sống, phát ngôn, phong cách thời trang, giới tính, tuổi tác, chủ đề họ quan tâm,…
  • Resonance: Là khả năng tác động của các Influencer và sự tác động đó có thể khiến người tiêu dùng thay đổi ý kiến, hành vi mua hàng.
  • Sentiment: Là các chỉ số cảm xúc – một yếu tố quan trọng với các marketer. Sentiment sẽ cho biết những nội dung mà Influencer mang lại cho người dùng cảm giác tích cực hay tiêu cực. Điều này sẽ tác động lên brand love (độ thân thiện, cảm tình với thương hiệu) và target audience (cộng đồng mục tiêu tác động mạnh mẽ) của người tiêu dùng.

>>>Xem thêm: Sự Khác Nhau Của Digital Marketing Và Marketing Truyền Thống

Chỉ số cảm xúc là một yếu tố để đánh giá Influencer có phù hợp không
Chỉ số cảm xúc là một yếu tố để đánh giá Influencer có phù hợp không

Trên đây là những thông tin về Influence Marketing. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu Influence là gì, vai trò của Influence là gì. Các chiến dịch Influence Marketing có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là một con dao 2 lưỡi nếu doanh nghiệp không lựa chọn được Influence phù hợp với thương hiệu của mình.

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *