Quan hệ công chúng học gì? Học quan hệ công chúng có thể làm công việc gì và mức thu nhập ra sao sau khi ra trường? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về ngành học không quá mới nhưng cũng chưa thật phổ biến này. Vậy hãy để Viecmarketing.com giải đáp thắc mắc cho bạn! Cùng tìm hiểu nhé!
Quan hệ công chúng là gì?
Trước khi tìm hiểu quan hệ công chúng học gì, bạn cần hiểu khái niệm quan hệ công chúng là gì? Quan hệ công chúng (hay Public Relations, gọi tắt là PR) là khái niệm thuộc lĩnh vực Truyền thông – Marketing và Báo chí. Hoạt động quan hệ công chúng là việc lan tỏa thông điệp, thương hiệu, hình ảnh của một tổ chức/cá nhân đến công chúng. Nhằm giúp gắn kết mối quan hệ và định hình thương hiệu, tên tuổi của đối tượng trong cộng đồng.
Có thể thấy, hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam đang cực kỳ xem trọng hoạt động quan hệ công chúng. Nhờ vào hoạt động PR, các doanh nghiệp có thể khẳng định rõ hơn cá tính thương hiệu, truyền tải tốt các thông điệp về sản phẩm và giá trị cốt lõi của công ty. Từ đó có chỗ đứng hơn trong lòng người tiêu dùng. Chính vì vậy, dù là một ngành khá mới mẻ nhưng Quan hệ công chúng lại rất được săn đón trên thị trường!
Quan hệ công chúng học gì?
Sau khi tổng hợp và đối chiếu chương trình học của ngành Quan hệ công chúng từ một số trường Đại học hàng đầu, Viecmarketing.com nhận thấy nội dung và mục tiêu giảng dạy của ngành Quan hệ công chúng như sau:
Nội dung chương trình học
Ngành quan hệ công chúng học gì sẽ còn phụ thuộc nhiều vào khung chương trình của từng trường Đại học khác nhau. Chẳng hạn như các trường thuộc khối Kinh tế như Kinh tế quốc dân và Thương mại sẽ có nội dung đào tạo thiên về việc đặt Quan hệ công chúng trong bối cảnh kinh tế 4.0. Còn với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn sẽ được đào tạo dưới góc nhìn những nhà báo và người làm truyền thông cho công chúng.
Nhìn chung, nội dung học của ngành Quan hệ công chúng vẫn xoay quanh những học phần cốt lõi như:
- Lịch sử phát triển thế giới (History of World Civilization)
- Đại cương về văn hóa Việt Nam (Foundation of Vietnamese)
- Mỹ học đại cương (Principles of Aesthetic)
- Đại cương về tâm lý học (Principles of Psychology)
- Kỹ năng viết đối với ngành Quan hệ công chúng (Writing Skills for Public Relations)
- Tích hợp Truyền thông – Marketing (Integrated Marketing Communications)
- Quản trị thương hiệu (Brand Management)
- Định giá thương hiệu (Trademark Valuation)
- Tổ chức sự kiện (Event Planning)
- Quản trị quảng cáo (Advertising Management)
- Marketing công nghệ số (Digital Marketing)
- Luật truyền thông và đạo đức ngành truyền thông (Legal and Ethics Foundation of Communications)
- Tiếng Anh chuyên ngành Quan hệ công chúng (English for PR Major).
Chuẩn đầu ra ngành Quan hệ công chúng
Bên cạnh lên kế hoạch ngành Quan hệ công chúng học gì, các trường Đại học đều sẽ xác định rõ ràng tiêu chuẩn đầu ra cho sinh viên mỗi ngành. Đối với Quan hệ công chúng, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng như sau:
Chuẩn đầu ra về kiến thức
- Có hiểu biết chung về xã hội, văn hóa, văn minh của Việt Nam và thế giới.
- Nắm được bối cảnh kinh tế mà hoạt động quan hệ công chúng diễn ra.
- Nhìn nhận và phân tích được tác động của môi trường xã hội trong nước cũng như toàn cầu đến hoạt động quan hệ công chúng.
- Nhận thức được xu hướng phát triển và cách thích ứng với những thay đổi về thị trường và công nghệ, giúp cho hoạt động quan hệ công chúng bắt kịp với tốc độ đi lên của thị trường.
- Hiểu về các chức năng của những phòng ban cơ bản trong tổ chức.
- Nắm được nguyên lý hoạt động của tổ chức.
- Nắm được yêu cầu phối hợp giữa các chức năng trong tổ chức.
- Có kiến thức căn bản về Truyền thông – Marketing.
- Nắm vững nguyên tắc xây dựng và triển khai các hoạt động quan hệ công chúng.
- Có khả năng giải quyết các tình huống phân tích, lập kế hoạch, triển khai hoạt động quan hệ công chúng cụ thể.
- Có sự sáng tạo, chắc chắn, có tầm nhìn để kiểm soát các khía cạnh liên quan đến quan hệ công chúng.
Chuẩn đầu ra về kỹ năng
- Có cái nhìn nhạy bén với các xu hướng truyền thông, Marketing trên thị trường.
- Có khả năng vận dụng các công nghệ, thiết bị cần thiết để giải quyết công việc như: Các phần mềm nghiên cứu thị trường, phần mềm lập kế hoạch, thuyết trình, thiết kế, v.vv.
- Có kỹ năng phân tích định tính và định lượng, khai thác và diễn giải các dữ liệu về môi trường trong và ngoài tổ chức, về tâm lý khách hàng.
- Có khả năng tự học hỏi, nghiên cứu để nâng cao năng lực và khả năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập linh động theo hoàn cảnh, tình huống.
- Khả năng giao tiếp bằng văn bản, viết báo cáo thành thạo, chuyên nghiệp.
- Tự tin thuyết trình trước công chúng.
- Khả năng diễn đạt và thuyết phục tốt. Biết ứng biến linh động trong các trường hợp khác nhau.
>> Tìm hiểu thêm: Truyền Thông Đa Phương Tiện Là Gì? Cơ Hội Ra Trường Làm Gì?
Quan hệ công chúng học trường nào?
Sau đây là những ngôi trường có “tên tuổi” nhất, uy tín nhất trong việc đào tạo ngành Quan hệ công chúng mà bạn nên tham khảo:
Các trường phía Bắc
- Đại học Kinh tế quốc dân (NEU): Kinh tế quốc dân từ lâu đã nổi tiếng là một trong những trường Đại học Top đầu cả nước về đào tạo kinh tế, quản trị kinh doanh. Ngành quan hệ công chúng của NEU luôn là ngành có điểm đầu vào cao so với mặt bằng chung. Cụ thể điểm chuẩn của ngành này dao động trong khoảng 27,6 – 28,6 điểm.
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Đây là nơi đào tạo ra rất nhiều nhà báo, biên tập viên truyền hình nổi tiếng. Điểm đầu vào của ngành Quan hệ công chúng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 3 năm gần đây là khoảng 36,5 – 37,67 điểm (thang điểm 40).
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (USSH): USSH là ngôi trường có bề dày lịch sử lâu đời nhất nhì tại Việt Nam. Điểm đầu vào ngành Quan hệ công chúng của trường cũng tương đối cao, khoảng 24 đến 29 điểm, có khối lấy đến 29,95 điểm (năm 2022).
Các trường phía Nam
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF): Ở khu vực phía Nam, UEF là một trong những trường Đại học có tiếng nhất về cả chất lượng giảng dạy lẫn cơ sở vật chất. Ngành quan hệ công chúng của trường lấy mức điểm chuẩn từ 19 – 23 điểm.
- Đại học Văn Lang: Văn Lang là trường Đại học công lập đào tạo theo định hướng ứng dụng. Tức là sinh viên sẽ được tạo cơ hội để va chạm với thực tế từ rất sớm. Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng của Đại học Văn Lang là 18 – 24,5 điểm.
>> Tìm hiểu thêm: Marketing Nên Học Trường Nào Tốt Nhất Ở Việt Nam?
Học ngành quan hệ công chúng có dễ xin việc?
Bên cạnh thắc mắc quan hệ công chúng học gì, rất nhiều người có chung câu hỏi: Học quan hệ công chúng ra làm gì? Học quan hệ công chúng có dễ xin việc không? Hay mức lương của ngành quan hệ công chúng có cao không? Vậy thì dưới đây chính là những chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên!
Tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng làm việc ở đâu
Cử nhân ngành quan hệ công chúng có khá nhiều lựa chọn về địa điểm làm việc. Chẳng hạn như:
- Làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về Truyền thông, Marketing, tổ chức sự kiện, v.vv.
- Tại các phòng PR, phòng Marketing, v.vv của các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.
- Các cơ quan báo chí, tòa soạn, đài truyền hình, đài phát thanh, kênh truyền thông, thông tấn, v.vv.
- Các tổ chức xã hội, hiệp hội trong nước và liên kết với nước ngoài.
- Các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, quỹ đầu tư, bảo trợ tài chính, v.vv.
>> Tìm hiểu thêm: Tổng Quan Các Vị Trí Marketing Trong Agency
Tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng có thể đảm nhiệm công việc gì?
- Chuyên viên Truyền thông – Marketing (PR): Làm việc với các bên báo chí, nhà đài, doanh nghiệp và cá nhân (KOL/KOC) để booking PR, lên kế hoạch và tổ chức các buổi quan hệ cộng đồng của tổ chức.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn PR: Phân tích và lập hồ sơ về đánh giá thị trường, khả năng của doanh nghiệp để từ đó lên kế hoạch PR hiệu quả. Tư vấn và hỗ trợ lập kế hoạch truyền thông, xây dựng đội ngũ nhân sự truyền thông, quản trị và khắc phục khủng hoảng truyền thông, v.vv.
- Chuyên viên truyền thông nội bộ và đối ngoại: Phụ trách kết nối cán bộ, nhân viên trong tổ chức và kết nối tổ chức với cộng đồng.
- Chuyên viên gây quỹ và phát triển cộng đồng: Tổ chức kế hoạch gây quỹ, thu hút cộng đồng ủng hộ chiến dịch.
- Phóng viên, biên tập viên, nhà báo: Sưu tầm, khai thác, đưa tin về các vấn đề trong xã hội.
- Giảng viên quan hệ công chúng: Giảng dạy hoặc trợ lý giảng dạy ngành Quan hệ công chúng.
- Nghiên cứu viên: Nghiên cứu sâu về ngành quan hệ công chúng.
>> Tìm hiểu thêm:
- KOC Là Gì? Tiêu Chí Lựa Chọn Và Cách Sử Dụng KOC
- KOL Là Gì? KOL Như Thế Nào Là Phù Hợp Với Một Doanh Nghiệp
Mức lương ngành quan hệ công chúng
Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 và Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV, mức lương ngành Quan hệ công chúng như sau:
Theo cấp bậc
- Thực tập sinh: 2,5 – 4 triệu đồng/tháng
- Nhân viên: 9 – 15 triệu đồng/tháng
- Team leader: 15 – 20 triệu đồng/tháng
- Trưởng/phó phòng: 20 – 30 triệu đồng/tháng
- Trưởng chi nhánh: 18 – 30 triệu đồng/tháng
- Giám đốc/phó giám đốc: 30 – 50 triệu đồng/tháng.
Theo vị trí, lĩnh vực làm việc (1 – 3 năm kinh nghiệm)
- Nhân viên Content: 9 – 12 triệu đồng/tháng
- Nhân viên SEO: 10 – 15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên PR: 11 – 15 triệu đồng/tháng
- Marketing Executive: 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bài viết đã giải đáp tất cả các thắc mắc thường gặp về ngành Quan hệ công chúng, gồm: Quan hệ công chúng là gì? Quan hệ công chúng học gì? Học quan hệ công chúng có dễ xin việc không, v.vv. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về ngành học rất tiềm năng này. Đừng quên để tìm kiếm việc làm chất lượng hãy truy cập ngay Topcv.vn. Từ các công việc làm thêm cho sinh viên đến các vị trí chuyên nghiệp cho người đi làm có kinh nghiệm, Topcv.vn đều tự tin có thể đáp ứng được bạn!