Thương mại điện tử đang là một trong những hoạt động phổ biến hiện nay trên thị trường. Vậy nếu học ngành thương mại điện tử ra làm gì? Cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng Viecmarketing.com tìm hiểu nhé.
Thương mại điện tử là ngành học gì?
Trước khi có thể xác định được thương mại điện tử ra làm gì bạn cần hiểu khái niệm về thương mại điện tử, những kiến thức bạn sẽ được học với ngành học này là như thế nào. Cụ thể như sau:
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử – Electronic Commerce – hay còn có tên viết tắt là E-commerce. Đây là một trong những hình thức kinh doanh với cách thức chính là sử dụng các nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các giao dịch trong thương mại điện tử hầu hết sẽ được thực hiện trực tuyến giữa người mua và người bán.
Kiến thức được học trong ngành thương mại điện tử
Việc học ngành thương mại điện tử ra làm gì sẽ còn tùy thuộc vào những kiến thức mà bạn sẽ được đào tạo. Tùy vào cơ sở đào tạo thì kiến thức mà bạn nhận được sẽ khác nhau. Tuy vậy đa số sẽ bao gồm một vài kiến thức sau:
- Các kiến thức liên quan đến quản trị doanh nghiệp để giúp bạn có thể vận hành và tổ chức doanh nghiệp hiệu quả. Xây dựng được các chiến lược kinh doanh online, chiến lược marketing online cho tổ chức,…
- Kiến thức liên quan đến chuyên ngành thương mại điện tử để có thể tổ chức và điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường internet.
- Những kiến thức và kỹ năng bổ trợ khác liên quan đến công nghệ thông tin hoặc ngoại ngữ để sinh viên sau khi ra trường có thể sớm hòa nhập với công việc.
>>> Tìm hiểu thêm: Nên Học Marketing Hay Thương Mại Điện Tử? Ngành Nào HOT Hơn?
Kỹ năng sinh viên được đào tạo
Bên cạnh những kiến thức trên thì vấn đề học ngành thương mại điện tử ra làm gì còn tùy thuộc vào các kỹ năng mà bạn được rèn luyện trong thời gian học tập. Bạn sẽ cần phải lưu ý đến những kỹ năng như:
- Khả năng phát triển tư duy sáng tạo cũng như định hướng cho hình thức kinh doanh online.
- Có thể xây dựng và khởi tạo những ý tưởng liên quan đến khởi nghiệp.
- Có khả năng tự vận hành và tự phát triển những ý tưởng trên dưới hình thức thương mại điện tử hoặc trên các nền tảng ứng dụng khác.
- Cách tiếp thị sản phẩm bằng các chiến lược marketing phù hợp.
- Có được khả năng tư duy sáng tạo hệ thống, biết cách phân tích và chuyển đổi số trong nền kinh tế phát triển hiện nay.
- Biết cách quản lý đơn hàng và quản lý vận đơn trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử.
Ngành thương mại điện tử ra làm gì?
Vậy với những kỹ năng và kiến thức ở trên, sinh viên sau khi học ngành thương mại điện tử ra làm gì? Dưới đây là một số cơ hội việc làm mà bạn có thể tham khảo:
Nhân viên vận hành sàn TMĐT
Với vị trí này hầu hết các bạn sẽ đảm nhiệm vai trò thực hiện xây dựng và vận hành một sàn thương mại tự nào đó của doanh nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể xin vào làm trực tiếp tại các sàn thương mại điện tử để thực hiện tham gia vào đội vận hành.
Ví dụ như vận hành các shop trên sàn TMĐT Shopee, Lazada,… là những vị trí thường gặp nếu bạn đang phân vân học ngành thương mại điện tử ra làm gì. Mức thu nhập của vị trí này trung bình tham khảo khoảng từ 7 – 15 triệu đồng/tháng.
Nhân viên digital marketing
Đây là một vị trí công việc được xem là khá hot trong thời đại công nghệ số hiện nay. Do đó nếu bạn học ngành thương mại điện tử có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên digital marketing tại các doanh nghiệp.
Công việc chung của vị trí này chính là vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực digital marketing để triển khai các chiến lược, kế hoạch liên quan đến tiếp thị số cho doanh nghiệp. Mức lương trung bình của vị trí này tham khảo khoảng 8 – 15 triệu đồng/tháng.
>>> Xem thêm: Ngành Digital Marketing là gì? Digital Marketer cần trau dồi những kỹ năng nào?
Một số cơ hội công việc khác của ngành TMĐT
Bên cạnh những công việc trên thì sau khi tốt nghiệp ngành thương mại điện tử, bạn cũng có thể xin việc vào những vị trí như:
- Tư vấn viên cho các công ty hộ doanh nghiệp về giải pháp công nghệ thông tin liên quan đến thương mại điện tử.
- Trở thành chuyên viên xây dựng và quản trị các hệ thống liên quan đến giao dịch thương mại và kinh doanh trực tuyến tại doanh nghiệp.
- Phát triển và thăng tiến hành các chức bị cao hơn như giám đốc thông tin (CIO), giám đốc marketing (CMO),…
- Trở thành các nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong các trung tâm hoặc Bộ, Ngành.
- Có thể trở thành giảng viên của ngành thương mại điện tử tại các trường đào tạo.
Tìm hiểu thêm: Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Marketing Mới Nhất Hiện Nay
Hi vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm trên, bạn sẽ hiểu hơn về cơ hội việc làm của ngành thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm ngành thương mại điện tử, truy cập ngay TopCV.vn để tiếp cận với hàng nghìn việc làm uy tín.
Có thể bạn quan tâm: R&D Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Của R&D Trong Doanh Nghiệp