Thay đổi nghề nghiệp là một quyết định lớn, và là một quyết định có nhiều kết quả và hậu quả có thể xảy ra. Nếu bạn đang có ý định nhảy việc trong thời gian tới, hãy cùng Viecmarketing.com lưu lại những điều trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này.
Đây có phải là thời gian để nhảy việc?
Trước khi nhảy việc bạn cần phải xác định xem đây có phải là thời điểm phù hợp để bạn chuyển đổi công việc hay không. Nếu hiện tại công việc của bạn đang có những dấu hiệu sau thì hãy đưa ra quyết định nghỉ việc và chuyển đổi sang vị trí mới càng sớm càng tốt. Bao gồm:
- Mức lương mà bạn nhận được không còn tương xứng với những năng lực và nỗ lực mà bạn đã bỏ ra.
- Bạn ngày càng mất đi động lực để làm việc.
- Công việc ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn và làm bạn cảm thấy bị kiệt sức kéo dài.
- Không có sự đổi mới hoặc cơ hội tăng trưởng và phát triển trong công việc hiện tại.
- Không nhận được sự công nhận trong quá trình làm việc từ những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra.
- Mối quan hệ của bạn và các đồng nghiệp xung quanh gặp nhiều vấn đề.
- Định hướng sự nghiệp của bạn không còn phù hợp với sự phát triển của công ty.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Có Nên Chuyển Việc Hay Không
Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của bản thân
Khi đã đưa ra được quyết định chuyển đổi công việc, bạn cần xem xét lại mục tiêu nghề nghiệp cá nhân của mình là gì. Việc xem xét lại mục tiêu của bạn sẽ giúp cho bạn lựa chọn được định hướng phát triển tốt hơn và vị trí làm việc phù hợp ngay sau khi chuyển đổi công việc.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải xem xét về cơ hội phát triển nghề nghiệp trong công việc ở định thì mới như thế nào. Việc xem xét cơ hội phát triển trong công việc nên dựa vào mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đã xác định trước đó. Hãy ưu tiên nhảy việc đến các vị trí có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đấy và có tiềm năng phát triển nghề nghiệp tốt.
Xác định lý do bạn muốn chuyển việc là gì?
Bên cạnh những yếu tố cảnh báo rằng bạn nên chuyển đổi công việc ở trên, thì bạn cũng cần phải biết được chính xác nguyên nhân mà bạn muốn nhảy việc là gì. Việc xác định rõ nguyên nhân mà bạn muốn nhảy việc sẽ giúp hạn chế lựa chọn sai vị trí công việc tiếp theo. Bên cạnh đó cũng sẽ hỗ trợ cho bạn có thể lựa chọn được những công việc phù hợp hơn.
Kinh nghiệm của bạn như thế nào?
Một điểm mấu chốt khác mà bạn cần biết trước khi chuyển việc đấy chính là xác định xem kinh nghiệm và các kỹ năng hiện có của bạn là gì. Bởi đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm mới và khả năng phát triển trong tương lai của bạn.
Bạn cần xác định đúng đắn được về khả năng và kinh nghiệm của bản thân để có thể lựa chọn công việc phù hợp với năng lực đó. Điều này sẽ giúp cho bạn giảm tình trạng kiệt sức hoặc bất động lực trong công việc ở vị trí mới. Từ đó duy trì được công việc lâu hơn và hạn chế tình trạng chuyển việc thường xuyên.
Tìm hiểu kỹ về công ty bạn muốn chuyển việc
Nếu bạn đã có sẵn một vị trí mới để chuyển đổi công việc, bạn cần tìm hiểu kỹ về vị trí đó. Bao gồm như:
- Những thông tin liên quan đến công ty hoặc tổ chức mà bạn sắp chuyển đổi công việc.
- Xác định cụ thể về những nhiệm vụ mà bạn sẽ thực hiện ở vị trí đó. Bạn sẽ nhận được những quyền lợi và chế độ như thế nào tại công ty mà bạn muốn chuyển việc.
- Hãy lập một bảng so sánh những lợi ích từ công việc cũ và công việc mới. Hãy lưu ý một nguyên tắc rằng đừng thay đổi cùng một lúc về ngành nghề hoặc chức vụ. Điều này sẽ gây đến nhiều khó khăn cho bạn trong công việc.
>>> Tìm hiểu thêm: Tìm việc làm Content Freelance Writer ở đâu uy tín – tránh lừa đảo?
Một số lưu ý khác cần biết khi nhảy việc
Bên cạnh những yếu tố trên thì bạn cũng có thể lưu ý thêm một số vấn đề sau đây khi quyết định chuyển đổi công việc của mình. Bao gồm:
- Đừng tập trung quá nhiều vào những gì người khác suy nghĩ hoặc các ý kiến mà những người xung quanh đưa đến cho bạn. Bạn nên ưu tiên vào các mong muốn của bản thân.
- Thực hiện kết nối và mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn trước khi lựa chọn thay đổi ngành nghề.
- Cập nhật và sửa đổi bản CV hoặc hồ sơ xin việc của bạn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và mong muốn chuyển đổi công việc sắp tới.
- Chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển đổi công việc. Ví dụ như bạn sẽ tìm kiếm công việc ở đâu, nên làm gì trong các buổi phỏng vấn của mình,…
>>> Xem thêm: Bí kíp viết CV Marketing ấn tượng – các lỗi thường gặp khi viết CV
Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ đưa ra được những lựa chọn phù hợp hơn với quyết định nhảy việc của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để tìm kiếm được những cơ hội việc làm mới với thu nhập hấp dẫn hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Các trang web tìm kiếm việc làm Marketing phổ biến trong Gen Z hiện nay