Marketing Automation đang là chủ đề nhận về nhiều lượt quan tâm. Vậy Marketing Automation là gì, mang lại lợi ích nào cho doanh nghiệp? Truy cập ngay mục Chia sẻ kinh nghiệm của Viecmarketing.com để tìm hiểu chi tiết về cách thức làm Marketing này nhé!
Marketing Automation là gì?
Trước hết, để hiểu Marketing Automation là gì thì ta cần hiểu Automation trong tiếng Anh có nghĩa là “tự động hóa” (ứng dụng công nghệ vào các hoạt động thay thế con người).
Trong kinh doanh, Marketing Automation chính là quá trình sử dụng các phần mềm tự động hóa giúp hoạt động tiếp thị, bán hàng hiệu quả hơn. Thay vì dùng các phương pháp thủ công cần tốn nhiều thời gian và sức người thì ta có thể áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình làm việc để xử lý nhanh hơn, hạn chế sai sót và đảm bảo đúng tiến độ.
Marketing Automation sẽ giúp phòng Marketing nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Công nghệ sẽ thay thế con người thực hiện các công việc lặp lại. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được mục tiêu nhanh và hiệu quả hơn.
Marketing Automation phù hợp với những doanh nghiệp nào?
Sau khi đã hiểu khái niệm Marketing Automation là gì, bước tiếp theo, chúng ta sẽ đánh giá hoạt động này phù hợp với doanh nghiệp nào, có quy mô ra sao.
Trên thực tế, các doanh nghiệp B2B (Business to Business) là những đơn vị tiên phong trong việc làm Marketing Automation. Thông thường, các doanh nghiệp này hoạt động trên các lĩnh vực như quản lý nhà hàng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, phần mềm, v.v..
Tuy vậy, với sự phát triển ngày càng hiện đại của công nghệ, có ngày một nhiều doanh nghiệp đa lĩnh vực sử dụng Marketing Automation để quản lý, tương tác và chăm sóc tệp khách hàng của mình. Dù vậy, phương pháp này vẫn có những điểm khác nhau khi áp dụng trong các doanh nghiệp B2B và B2C.
Với doanh nghiệp B2B
Trong các doanh nghiệp B2B, Marketing Automation thường được sử dụng với mục đích thu thập thông tin khách hàng. Ngoài ra, với doanh nghiệp B2B thì các công cụ Marketing Automation cũng là một giải pháp duy trì tương tác, chăm sóc khách hàng cũ, tệp khách hàng thân thiết cũng như đối tác hiệu quả.
Từ các dữ liệu có được nhờ sử dụng Marketing Automation, các doanh nghiệp B2B có thể:
- Xây dựng nội dung tiếp cận phù hợp nhất với tệp khách hiện tại và khách hàng tiềm năng.
- Duy trì tương tác với khách hàng và dễ dàng chăm sóc khách hàng của mình.
- Xây dựng quy trình làm việc tối ưu theo hành trình khách hàng, đảm bảo trải nghiệm tốt nhất.
>>> Xem thêm: Thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi sử dụng Marketing Automation?
Với doanh nghiệp B2C
Doanh nghiệp B2C thường sử dụng Marketing Automation để xây dựng thương hiệu và phủ sóng tên tuổi trên kênh truyền thông. Qua đó xây dựng được nhiều “điểm chạm”, thành công kết nối người tiêu dùng với thương hiệu. Ứng dụng Marketing Automation thường gặp trong doanh nghiệp B2C gồm có Email Marketing, CRM, v.vv..
Các chiến lược mà doanh nghiệp B2C hướng tới với việc sử dụng Marketing Automation là:
- Xây dựng hành trình khách hàng trên các dữ liệu thu thập được.
- Tạo các gợi ý sản phẩm, dịch vụ dựa trên hành vi, sở thích, nhu cầu của khách hàng.
- Quảng cáo tới khách hàng các sản phẩm, dịch vụ cụ thể phù hợp với từng tệp khách.
Lợi ích của Marketing Automation đối với doanh nghiệp
Câu hỏi Marketing Automation là gì đã có lời giải, vậy bước tiếp theo chính là khám phá vai trò của Marketing Automation đối với các doanh nghiệp.
Giảm bớt thời gian làm việc với các thao tác lặp lại
Bằng cách tận dụng các công cụ Marketing Automation, nhân sự sẽ có thời gian tập trung vào thế mạnh như sáng tạo nội dung, xây dựng chiến lược. Đây đều là những công việc mà máy móc hay công nghệ không thể thay thế con người.
Các giải pháp Marketing Automation mang đến những lợi ích không tưởng về mặt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thay vì phải mất hàng giờ, hàng ngày để xử lý những tác vụ lặp đi lặp lại thì nay chỉ mất vài phút với tự động hóa.
Việc tiết kiệm được thời gian làm việc cũng đã là một yếu tố giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả công việc. Ngoài ra, Marketing Automation cũng giúp doanh nghiệp có những chiến lược đầu tư ngân sách đúng đẵn, tập trung cho các giải pháp mang tính đột phá thay vì dàn trải ra quá nhiều công cụ tiếp thị.
Hạn chế sai sót, nhầm lẫn khi làm việc thủ công
Một lợi ích cực kỳ lớn của Marketing Automation chính là giảm được những sai sót, nhầm lẫn khi làm việc thủ công. Các công việc thu thập dữ liệu hay các tác vụ lặp lại thường dễ gây nhàm chán bởi khối lượng data khách hàng là khá lớn, đòi hỏi thời gian xử lý dài cũng như tính cẩn thận, chính xác ở mức cao.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Những Từ Bị Cấm Trong Quảng Cáo Facebook 2023
Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng để tăng doanh thu
Bằng việc kết hợp Marketing Automation với các công cụ tiếp thị khác, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mang đến trải nghiệm mang tính cá nhân cho từng khách hàng.
Cụ thể, tất cả thông tin của khách hàng từ họ tên, liên hệ, số lần truy cập, v.v.. đều được lưu trữ trong hệ thống. Dữ liệu này giúp doanh nghiệp tương tác hiệu quả với khách hàng. Điều này cũng giúp xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả với từng tệp khách hàng, duy trì mối quan hệ bền vững.
Theo một nghiên cứu của Nucleus Research – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu công nghệ về điều tra thông tin, Marketing Automation giúp doanh nghiệp tăng trưởng đến 14,5%, đồng thời giảm tới hơn 12% chi phí Marketing.
Bằng việc sử dụng Marketing Automation, doanh nghiệp sẽ có bản phân tích hành vi khách hàng. Qua đó có thể điều hướng hành vi mua và tối ưu hóa quy trình bán hàng.
3 bước để ứng dụng Marketing Automation hiệu quả
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp ứng dụng Marketing Automation hiệu quả? Lưu lại 3 bước quan trọng dưới đây để tạo ra một chiến lược Marketing Automation.
Xác định mục tiêu cụ thể
Không chỉ riêng Marketing Automation mà bất cứ công việc gì trước khi thực hiện bạn cần có kế hoạch và mục tiêu cụ thể.
Đối với Marketing Automation, bạn cần xác định mục tiêu là:
- Bạn muốn có thêm nhiều khách hàng biết tới?
- Bạn muốn tăng doanh số bán hàng?
Nếu bạn muốn có thêm nhiều khách hàng thì đó chính là hoạt động gia tăng độ nhận diện thương hiệu, phủ sóng thương hiệu và sản phẩm. Còn nếu bạn muốn kích thích doanh số thì bạn cần đẩy mạnh khả năng chuyển đổi, có thể tập trung vào khách hàng cũ và đẩy giá trị các đơn hàng của tệp này lên cao hơn.
Xác định đối tượng khách hàng
Xác định chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng mục tiêu là ai. Qua đó xây dựng được hành trình khách hàng – mắt xích cực kỳ quan trọng khi làm chiến lược Marketing Automation.
Hiểu rõ hành vi mua, doanh nghiệp sẽ “đọc vị” được những đắn đo trước khi quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Từ đó tập trung xử lý các vấn đề nhằm phá thúc đẩy khách hàng mua sắm hay tương tác với sản phẩm của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Chân Dung Khách Hàng Là Gì? Các Bước Xác Định Chân Dung Khách Hàng
Phân nhóm khách hàng và đánh giá khách hàng tiềm năng
Phân khúc và sàng lọc khách hàng là một công việc tốn khá nhiều thời gian. Khi khách hàng chưa thể mua sản phẩm của bạn, có rất nhiều nguyên do, ví dụ như: họ đang tìm hiểu xem có sản phẩm tương tự giá rẻ hơn không, họ chưa đủ tin tưởng, họ chưa dùng đến, họ chưa thể mua được, v.v.. Bởi vậy, bạn cần chia nhỏ tệp khách, tạo dựng nội dung với thông điệp rõ ràng, phù hợp với từng nhóm khách hàng.
- Nhóm 1: Những người đã bấm vào quảng cáo hay email của bạn. Đây là những người quan tâm tới sản phẩm dù chưa dùng hoặc chưa muốn mua. Một bộ phận này cũng có thể là những người muốn xem nội dung của bạn.
- Nhóm 2: Những khách hàng đã đọc thông tin trên website, truy cập landing page của bạn. Đây là những người quan tâm tới sản phẩm mà bạn đang cung cấp bởi rất hiếm những ai có thể bỏ thời gian vào đọc thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Nhóm 3: Những người đã đọc nhiều lần thông tin sản phẩm tại website, landing page nhưng chưa mua hàng.
Sau khi chia nhóm được khách hàng, bạn sẽ thấy trong các tệp này thì nhóm 1 là những khách hàng bạn cần có kế hoạch chăm sóc lâu dài. Với nhóm 2 và 3 thì bạn cần có những thông điệp thu hút, có “sức bật” để thúc đẩy hành động mua sắm của họ.
Việc áp dụng Marketing Automation vào hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp được triển khai dưới nhiều phương thức khác nhau, mục đích khác nhau.
Ví dụ với doanh nghiệp B2B, doanh nghiệp bán buôn thì bạn nhắm mục tiêu đến những người có chức danh nhất định hay có trách nhiệm nhất định trong một đơn vị cơ quan nào đó. Còn với B2C, cụ thể là khách hàng lẻ thì bạn có thể lựa chọn phương pháp trực tiếp tới đối tượng khách hàng dựa theo sở thích, hàng vi, địa lý hay ngân sách chi tiêu của họ.
>>> Xem thêm: Mô Hình 5W1H Là Gì? 6 Bước Lập Kế Hoạch Marketing Với 5W1H
Tạm kết
Có thể thấy, việc sử dụng Marketing Automation trong các doanh nghiệp hiện nay ngày một phổ biến. Marketing Automation đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và chăm sóc khách hàng, hỗ trợ các chiến dịch Marketing hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu Marketing Automation là gì và có thể lên kế hoạch triển khai Marketing Automation cho đơn vị của mình. Nếu bạn muốn tìm việc làm marketing biết thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực Marketing, hãy truy cập Viecmarketing.com để cập nhật ngay nhé!
>>> Xem thêm: Traffic trong Marketing là gì? 3 Yếu tố để kéo Traffic Website