Bài học Marketing rút ra từ ngành “công nghiệp” game

Bài học Marketing rút ra từ ngành “công nghiệp” game

Chia sẻ kinh nghiệm Tin tức
Spread the love

Sự bùng nổ của ngành công nghiệp game đã để lại cho giới truyền thông rất nhiều bài học Marketing giá trị. Để không bỏ lỡ xu hướng Marketing mới nhất và cập nhật những công cụ Marketing hiệu quả nhất, hãy theo dõi bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Viecmarketing.com

Đôi nét về ngành công nghiệp game

Ngành công nghiệp game đã trở thành một gã khổng lồ trên thị trường kinh doanh công nghệ trong vài năm gần đây. Thị trường game toàn cầu đang được định giá hơn 120 tỷ đô la Mỹ. Còn tại Việt Nam, giá trị ngành công nghiệp game được định giá 10,1 triệu đô la Mỹ (Theo thống kê của Niko Partners và Google năm 2020). 

Cạnh tranh trong thị trường khốc liệt như vậy, rất nhiều doanh nghiệp về game đã “rời bỏ cuộc chơi” vì không thể trụ lại. Những doanh nghiệp vẫn đứng vững trên thị trường là các doanh nghiệp không chỉ có những đầu game rất chất lượng. Họ còn sở hữu tư duy Marketing vô cùng độc đáo, sáng tạo. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã buộc họ tìm ra những hướng đi mới. Giúp họ tiếp cận với người dùng theo một cách rất riêng.

Ngành công nghiệp game
Game là một gã khổng lồ trên thị trường vài năm gần đây

Chính những thành công trong chiến dịch Marketing của nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp game đã để lại những bài học cho giới truyền thông – marketing ở mọi ngành, mọi lĩnh vực. Hãy cùng xem, những bài học ấy là gì.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 5 Chiến Lược Marketing Nổi Tiếng Của Các Thương Hiệu Hàng Đầu Thế Giới

TOP 6 bài học Marketing rút ra từ ngành công nghiệp game

Marketing bằng cách kể chuyện

Trước hết, ngành công nghiệp game đã nhấn mạnh vai trò của việc tạo ra những câu chuyện trong Marketing. Tức là thay vì chỉ giới thiệu sản phẩm, PR về chức năng, công dụng thông thường, bạn hãy tạo ra một nhân vật với tính cách nhất định. Sau đó để nhân vật kể câu chuyện của mình và lồng ghép nội dung quảng cáo. 

Hình thức Marketing này mang lại cảm giác sống động, chân thật hơn rất nhiều. Nó giúp khách hàng cảm thấy gần gũi và đồng cảm. Họ sẽ kiên nhẫn đọc, xem nội dung quảng cáo mà không vội vàng lướt qua như trước. 

Game online
Marketing bằng cách kể chuyện mang lại cảm giác sống động, chân thật

Sự thành công của rất nhiều tựa game nhập vai đã khẳng định hiệu quả của cách thức Marketing này. Chẳng hạn như tựa game đình đám Final Fantasy VII, xây dựng nhân vật chính là lính đánh thuê và công cuộc đánh sập nhà máy Mako để bảo vệ môi trường. Bên cạnh yếu tố đồ họa game lung linh, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của game phần lớn đến từ việc nhập vai và những câu chuyện thực ảo đan xen.

>>> Tìm hiểu thêm: Hoạch Định Chiến Lược Là Gì? Các Bước Hoạch Định Chiến Lược Marketing

Chú trọng vào Marketing thương hiệu

Ngành công nghiệp game đã khẳng định một lần nữa vai trò của thương hiệu trong kinh doanh. Thương hiệu mang đến lòng tin cho khách hàng. Khiến họ sẵn lòng thử sản phẩm mới và trung thành với các dòng sản phẩm cũ của bạn. Việc xây dựng thương hiệu phải được thực hiện đồng nhất về cả hình thức (logo, đồng phục, giao diện website, v.vv) và nội dung (tầm nhìn, sứ mệnh, thông điệp, ý tưởng trong từng sản phẩm truyền thông, v.vv)

Trong lĩnh vực game đang dần đi đến mốc bão hòa, mỗi thương hiệu phải xây dựng được những nét độc đáo riêng để không bị hòa lẫn với phần còn lại trên thị trường. Chẳng hạn như cách mà Activision khác biệt so với Avalanche. Hay Bethesda đang độc bản trên thị trường. Vì vậy, hãy ưu tiên thương hiệu trong Marketing vì tính cách thương hiệu là thứ không dễ gì sao chép được.

>>> Tìm hiểu thêm: Thương Hiệu Là Gì? Yếu Tố Cấu Thành Một Thương Hiệu Thành Công

Brand Marketing
Chú trọng vào Marketing thương hiệu là lựa chọn thông minh

Luôn luôn cập nhật, làm mới

Bạn có thể đang thành công với cách thức marketing hiện tại. Nhưng không có nghĩa bạn sẽ mãi thành công với nó. Sự thay đổi của thời cuộc, thói quen, nhu cầu của người tiêu dùng buộc bạn phải liên tục cập nhật và làm mới để phù hợp với tệp khách hàng của mình.

Những ví dụ trong ngành công nghiệp game sau đây sẽ minh chứng cho điều đó:

  • Cái tên đình đám một thời – Pandemonium đã chìm vào quên lãng. Nhường chỗ cho những Battlefield, Grand Theft Auto có sự đổi mới giao diện sáng tạo hơn, phù hợp với thị hiếu hơn.
  • Hiện thực hóa đồ họa không còn là ưu điểm duy nhất khiến các đầu game trở nên thu hút kể từ khi Nintendo DS xuất hiện. Kể từ đó, người dùng bắt đầu ưa chuộng game màn hình cảm ứng, giảm nhu cầu với game nút bấm và bộ điều khiển.

Tận dụng hiệu ứng Marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng là hình thức truyền thông giữa hai đối tượng khách hàng mà không có sự can thiệp của quảng cáo. Tức là sau khi trải nghiệm một sản phẩm thấy ứng ý, bạn tự nguyện đi giới thiệu cho bạn bè và người thân của mình. 

Marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng được đánh giá là hình thức hiệu quả nhất

Marketing truyền miệng có một sức mạnh cực kỳ to lớn. Theo nghiên cứu của Nielsen, 90% khách hàng đọc đánh giá trước khi quyết định mua một sản phẩm. 72% khách hàng sẽ tiếp tục mua khi các đánh giá đó là tích cực. 64% giám đốc Marketing cho rằng marketing truyền miệng là hình thức hiệu quả nhất. Vậy làm thế nào để tăng hiệu ứng truyền miệng cho sản phẩm? Hãy thử các cách sau:

  • Cho ra mắt các chương trình khuyến mại cho người đi kèm.
  • Khuyến mại cho hội nhóm.
  • Giảm giá, tặng voucher cho các khách hàng đăng bài đánh giá trải nghiệm trên trang cá nhân, chia sẻ chương trình khuyến mại của nhãn hàng qua trang cá nhân.
  • Cung cấp mã giới thiệu cho từng khách hàng. Với mỗi khách hàng mới đăng ký tài khoản bằng mã giới thiệu, khách hàng sẽ nhận được % hoa hồng.

Bài học này được rút ra sau khi Google tuyên bố khảo sát cho biết 87% game thủ giới thiệu và mời bạn bè tham gia các trò chơi họ thấy hấp dẫn. Từ đó, những nhóm người chơi phát triển một cách nhanh chóng. Lượng download game cũng tăng lên đáng kể. Tất nhiên, hiệu ứng truyền miệng cũng có thể gây ra tác dụng ngược khi bạn nhận được các đánh giá tiêu cực. 

Các sự kiện kết nối cộng đồng đang rất được ưa chuộng

Khách hàng hiện nay rất hưởng ứng các hoạt động cộng đồng. Họ luôn sẵn sàng tham gia và mong đợi có tổ chức đứng ra làm điều đó. Chính vì vậy, các chiến dịch Marketing có thể hướng đến xây dựng một cộng đồng của nhãn hàng. Trong đó, khách hàng thân thiết, khách hàng vãng lai hay khách hàng tiềm năng có cơ hội trao đổi, tạo ra giá trị cho nhau.

Kết nối cộng đồng
Nên tận dụng các sự kiện kết nối cộng đồng trong hoạt động Marketing

Chiến lược Marketing cho buổi hòa nhạc ảo của DJ Marshmello thu hút hơn 10 triệu người tham gia, hay việc Fortnite Battle Royale phát triển thành một không gian trao đổi, tương tác giữa các game thủ đã khẳng định cho nhận định trên.

Không bỏ qua tệp người dùng ít

Tệp người dùng ít (Light users) là như thế nào? Đây là tệp người dùng không thường xuyên truy cập. Trong Marketing gọi là tệp khách hàng vãng lai. Họ chỉ thỉnh thoảng ghé đến và không mua đi mua lại sản phẩm của bạn. Bạn cho rằng tệp khách hàng này không phải là đối tượng nên tập trung khai thác?

Không hẳn là như vậy. Ngành công nghiệp game đã chứng kiến sự chuyển mình của tệp người dùng ít sang người dùng cốt lõi. Có rất nhiều nghiên cứu trong ngành công nghiệp game chỉ ra hầu hết những người dùng trung thành nhất đều bắt đầu tải app và chơi thử với ý nghĩ mình sẽ ít truy cập vào game này.

Tệp khách hàng trong Marketing
Hãy đẩy mạnh Marketing với tệp người dùng ít

Như vậy, những khách hàng trung thành nhất ban đầu có thể chỉ hơi quan tâm đến sản phẩm. Chính nhờ thời gian, trải nghiệm, họ mới khám phá ra sự phù hợp mà sản phẩm mang lại. Hãy đẩy mạnh Marketing với tệp này. Tránh để họ rời đi trước khi nhận ra điều đó.

>>> Tìm hiểu thêm: Phân Khúc Thị Trường Là Gì? Các Phân Khúc Thị Trường Phổ Biến

Game hóa các hoạt động Marketing

Sự phát triển của ngành công nghiệp game cho thấy giới trẻ hiện nay rất chuộng các trò chơi trực tuyến. Vậy tại sao bạn không thử ứng dụng các trò chơi vào chiến dịch Marketing của mình (hay còn gọi là hình thức gamification)?

Thay vì quảng cáo theo kiểu đưa thông tin một chiều, hãy cho khách hàng cơ hội tương tác với bạn. Bằng cách tổ chức các trò chơi, câu đố, cuộc thi để giành được các voucher, khuyến mại từ nhãn hàng, gamification sẽ giúp người dùng hứng thú hơn với các chiến dịch Marketing của bạn.

>>> Xem thêm: Gamification Marketing Là Gì? Vai trò của Gamification trong Marketing

Các hình thức Marketing phổ biến trong ngành công nghiệp game

Bên cạnh những bài học về Marketing, ngành công nghiệp game còn thành công bởi rất nhiều hình thức Marketing độc đáo. Hãy cùng xem những hình thức quảng cáo phổ biến mà họ sử dụng là gì nhé!

Marketing game online
Các hình thức Marketing phổ biến trong ngành công nghiệp game

Video Advertising

Video ads là hình thức quảng cáo chủ yếu trong Marketing game online. Các video quảng cáo cho phép truyền tải thông tin bằng cả phần nghe và phần nhìn. Vì vậy khách hàng có cái nhìn trực quan nhất về sản phẩm/dịch vụ. Mặc dù chi phí cho các video quảng cáo có phần nhỉnh hơn các hình thức khác. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là hình thức thu hút người dùng nhất.

Playable Ads (Quảng cáo tương tác)

Quảng cáo tương tác trong ngành công nghiệp game là hình thức cho phép khách hàng chơi thử một phần trò chơi ngay trong quảng cáo. 

Hình thức này giúp giảm tỷ lệ thất vọng của người dùng sau khi cài đặt ứng dụng. Đồng thời khơi gợi, kích thích cảm giác háo thắng của người dùng. Khiến họ quyết định cài đặt game để trải nghiệm toàn bộ tính năng.

Xem quảng cáo có thưởng

Ngành công nghiệp game còn rất phổ biến một hình thức quảng cáo là yêu cầu người dùng xem hết một clip để nhận thưởng. 

Ngồi chơi game
Hình thức xem quảng cáo có thưởng trong Marketing game

Thông thường người dùng sẽ chọn bỏ qua, thoát khỏi ứng dụng và cảm thấy rất khó chịu khi quảng cáo xuất hiện. Tuy nhiên với hình thức này, người dùng thậm chí còn chủ động chọn xem quảng cáo để nhận thưởng. Như vậy, doanh nghiệp vừa đạt được mục đích Marketing của mình. Khách hàng vừa thoải mái vì được nhận thưởng miễn phí.

Xây dựng cộng đồng trên mạng xã hội

Làm gì cũng vui hơn khi có người trao đổi, chia sẻ. Vì vậy, hầu hết các tựa game đình đám đều có cộng đồng người dùng của mình trên mạng xã hội. Việc tạo ra một cộng đồng người dùng có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng:

  • Giữ kết nối giữa người dùng với ứng dụng.
  • Là công cụ truyền thông hiệu quả khi doanh nghiệp cho ra những tính năng mới.
  • Tận dụng chia sẻ của những người chơi khác để kích thích người dùng tò mò, thử nghiệm.
  • Tạo không gian cạnh tranh, thi đua giữa các game thủ.

Như vậy, bài viết đã mang đến đầy đủ các thông tin về những bài học Marketing rút ra từ ngành công nghiệp game. Bên cạnh đó, còn giúp bạn hiểu thêm về các hình thức Marketing khéo léo, độc đáo mà ngành công nghiệp game đang sử dụng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có những ý tưởng hữu ích để triển khai chiến dịch quảng cáo của mình. Cuối cùng, để đọc thêm các bài viết hữu ích và tìm kiếm việc làm Marketing chất lượng, đừng quên truy cập nền tảng tuyển dụng hàng đầu Việt Nam – TopCV.vn.

>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các kênh Social Media tiềm năng nhất trong thời đại mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *