gamification là gì

Gamification Marketing Là Gì? Vai trò của Gamification trong Marketing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Gamification đang rất phổ biến và trở thành xu hướng trong hoạt động marketing thời gian gần đây. Vậy Gamification Marketing là gì? Hoạt động này đóng vai trò ra sao trong các chiến dịch quảng cáo? Cùng Viecmarketing.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Gamification Marketing là gì?

Gamification Marketing là hoạt động tích hợp, ứng dụng kỹ thuật thiết kế trò chơi trong chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Hay còn gọi là kỹ thuật game hóa hoạt động marketing. 

Thông qua các cơ chế thường có trong trò chơi điện tử như: Hệ thống xếp hạng, thăng tiến cấp bậc, huy hiệu, nhận thưởng, v.vv, Gamification Marketing mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm rất thú vị. Điều này giúp thông điệp quảng cáo được truyền tải tự nhiên và mức độ nhận diện thương hiệu tăng lên đáng kể.

>> Xem thêm: Influencer Marketing Là Gì? Cách Triển Khai Influencer Marketing

Vai trò của Gamification Marketing là gì?

Vai trò của Gamification Marketing là gì trong chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm? Dưới đây là 5 tác động cụ thể của hoạt động này:

Lợi ích của Gamification trong truyền thông tiếp thị

Khuyến khích người dùng tương tác với quảng cáo

Việc đưa các trò chơi vào hoạt động quảng cáo tạo ra sức hút mạnh mẽ hơn, khiến khách hàng dễ dừng lại và tương tác với các bài đăng hay chiến dịch quảng cáo hơn. 

Khách hàng càng hưởng ứng chiến dịch, nhãn hàng càng có nhiều lợi ích. Cụ thể những lợi ích doanh nghiệp có được từ việc thu hút khách hàng tương tác với quảng cáo là:

  • Tăng mức độ thân thiết của thương hiệu với khách hàng. Não bộ khách hàng sẽ được kích thích bởi trò chơi có thưởng. Từ đó vô thức tăng cường tương tác với nhãn hàng. Mật độ tương tác càng nhiều, hình ảnh thương hiệu càng gắn bó với khách hàng hơn.
  • Hỗ trợ điều hướng khách hàng đến các kênh truyền thông khác của thương hiệu. Bằng việc lồng ghép những CTA (call to action) đơn giản như: “Like fanpage”, “theo dõi trang”, “tag 2 người bạn” vào các trò chơi,  bạn có thể điều hướng người dùng đến các trang mạng xã hội trên những nền tảng khác.
  • Cải thiện thứ hạng của thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm. Một trò chơi thú vị sẽ giữ chân khách hàng ở lại website, truy cập website nhiều lần hơn. Từ đó làm: Tăng Time On Site, giảm Bounce Rate, tăng Domain Authority.

>> Xem thêm: Bounce Rate Là Gì? Cách Tối Ưu Và Giảm Tỷ Lệ Thoát Website

Nâng cao doanh số

Trong việc nâng cao doanh số, vai trò cụ thể của Gamification Marketing là gì? 

Gamification đóng góp vào việc nâng cao doanh số cho nhãn hàng
Gamification đóng góp vào việc nâng cao doanh số cho nhãn hàng
  • Tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng: Gamification Marketing mang đến cho người chơi cảm giác thành tựu khi hoàn thành thử thách và được trao thưởng. Từ đó, tâm lý khách hàng sẽ trở nên thoải mái, thư giãn, thông điệp mua hàng được truyền đạt một cách tự nhiên, khách hàng sẽ đưa ra quyết định “chốt đơn” một cách nhanh chóng hơn. 
  • Gia tăng giá trị ưu đãi: Giá trị của phiếu mua hàng, chương trình khuyến mãi được nâng cao thông qua chiến dịch Gamification Marketing. Những ưu đãi này là thành quả mà khách hàng đạt được sau khi hoàn thành trò chơi. Vì vậy, họ có xu hướng trân trọng và tận dụng ưu đãi mình giành được. Từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Gia tăng mức độ trung thành của khách hàng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi phí tiếp cận một khách hàng mới thường cao gấp 5 lần so với đầu tư vào chăm sóc khách hàng sẵn có. Chính vì vậy, việc duy trì và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng luôn được chú trọng trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo. 

Gamification giúp gia tăng mức độ trung thành của khách hàng
Gamification giúp gia tăng mức độ trung thành của khách hàng

Vậy đối với sự trung thành của khách hàng, ảnh hưởng của Gamification Marketing là gì?

  • Tạo cảm giác tò mò để khách hàng cũ quay lại tương tác: Ứng dụng nhiều thể loại trò chơi, phần thưởng sẽ mang lại cho khách hàng sự tò mò và khuyến khích họ trở lại quan tâm đến thương hiệu.
  • Giữ chân khách hàng hiện có: Người chơi sẽ gắn bó với thương hiệu nhiều hơn để tích đủ điểm đổi quà, nhận voucher hay để không bị hạ bậc trên thang xếp hạng của trò chơi.
  • Gamification cung cấp insight khách hàng: Thông qua Gamification Marketing, công ty có thể thu thập các thông tin về khách hàng: Từ thói quen mua sắm đến nhu cầu giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt, kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển các tính năng đánh trúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Khách hàng càng được thấu hiểu thì càng có xu hướng yêu thích và gắn bó với thương hiệu hơn. 

>> Xem thêm: Landing Page Khác Gì Website? Nên Làm Landing Page Hay Website?

Dễ dàng đo lường hiệu quả

Sự khác biệt lớn nhất giữa các hình thức chạy quảng cáo một chiều và Gamification Marketing là gì? Đó là thái độ, mức quan tâm của khách hàng với chiến dịch sẽ được đánh giá một cách dễ dàng và sát sao hơn rất nhiều. 

Chẳng hạn với một clip đăng tải trên mạng xã hội, bạn sẽ đo lường hiệu quả của clip qua số lượt like, comment, share. Nhưng đối với Gamification Marketing, bạn có thể kiểm soát được thời gian chơi, số lượt truy cập, số lượt mời bạn bè tham gia, số lượt chấp nhận lời mời, tính năng mà khách hàng ưu thích, v.vv.

Nguyên tắc xây dựng chiến dịch Gamification Marketing

Không phải chiến dịch gamification marketing nào cũng sẽ mang lại thành công cho nhãn hàng. Để có được một chiến dịch tốt, đạt được độ lan tỏa cao, bạn cần nắm một số nguyên tắc nhất định. Vậy, những nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch Gamification Marketing là gì?

Những nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch Gamification Marketing
Những nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch Gamification Marketing

Xác định đúng chân dung khách hàng

Trước khi lập kế hoạch Gamification Marketing, bộ phận Marketing cần xác định rõ khách hàng mà chiến dịch hướng đến là ai. Tức là bạn phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Chiến dịch hướng đến những khách hàng có đặc điểm như thế nào (Về độ tuổi, giới tính, thói quen tiêu dùng, sinh hoạt, v.vv)?
  • Nền tảng nào có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng?
  • Khách hàng dễ bị thu hút bởi hình ảnh, biểu tượng nào?

Chỉ thông qua việc thấu hiểu đặc điểm khách hàng, bạn mới có thể xây dựng kịch bản trò chơi phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể ứng dụng những thông tin này để xây dựng những cộng đồng, hội nhóm giúp kết nối người chơi lại với nhau. Việc này sẽ nâng cao sự tương tác giữa những người dùng đồng thời tăng độ phổ biến cho game.

Xây dựng độ khó và cơ chế trò chơi phù hợp

Điểm mấu chốt của Gamification Marketing là gì? Đó chính là tâm lý thỏa mãn khi hoàn thành thử thách có độ khó vừa sức và nhận được phần thưởng. Chính vì vậy, trò chơi nếu được thiết kế quá đơn giản hay phức tạp sẽ không thể kích thích khách hàng tham gia.

Độ khó vừa phải, cơ chế rõ ràng là yếu tố cốt lõi kích thích khách hàng tham gia trò chơi
Độ khó vừa phải, cơ chế rõ ràng là yếu tố cốt lõi kích thích khách hàng tham gia trò chơi

Khi xây dựng kịch bản trò chơi, bạn cần đảm bảo: 

  • Cơ chế trò chơi minh bạch, dễ hiểu: Các quy định về luật chơi, phần thưởng cần được nêu rõ nhằm gây dựng được lòng tin với khách hàng.
  • Độ khó tăng dần qua các màn chơi: Điều này giúp não bộ khách hàng tiếp nhận kích thích một cách liên tục, có tần suất tăng dần, khách hàng sẽ ở lại trò chơi lâu hơn.
  • Phần thưởng có giá trị tăng dần: Tương ứng với độ khó tăng dần của trò chơi, giá trị phần thưởng cũng cần được nâng lên để thỏa mãn kỳ vọng của người chơi.

Phần thưởng cần khuyến khích người chơi mua hàng/sử dụng dịch vụ

Mục đích cuối cùng của Gamification Marketing vẫn là nâng cao doanh số và độ nhận diện của thương hiệu. Chính vì vậy, khuyến khích người dùng sử dụng dịch vụ, lan tỏa thương hiệu doanh nghiệp thông qua phần thưởng là vô cùng cần thiết. 

Lồng ghép các giải thưởng trong Gamification để khuyến khích người chơi mua hàng
Lồng ghép các giải thưởng trong Gamification để khuyến khích người chơi mua hàng

Hình thức trao thưởng nên áp dụng trong Gamification Marketing là gì? Doanh nghiệp có thể khuyến khích người tiêu dùng trải nghiệm, chia sẻ về dịch vụ thông qua:

  • Tặng thêm chiết khấu, phần quà nếu người chơi theo dõi tài khoản mạng xã hội hoặc chia sẻ thông tin của nhãn hàng về trang cá nhân, v.vv.
  • Tặng phần thưởng gồm voucher giảm giá, phiếu ưu đãi khi mua hàng, v.vv.
  • Tặng trực tiếp sản phẩm hoặc một buổi trải nghiệm dịch vụ miễn phí của nhãn hàng. 

Các nhãn hàng lớn đã ứng dụng Gamification Marketing như thế nào?

Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về vai trò của Gamification Marketing, hay còn chưa biết cách ứng dụng Gamification Marketing là gì? Vậy thì hãy xem những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường đã ứng dụng và thành công với loại hình marketing này ra sao nhé!

Gamification thúc đẩy khách hàng tương tác với các bài đăng quảng cáo
Gamification thúc đẩy khách hàng tương tác với các bài đăng quảng cáo

MoMo

MoMo là startup fintech đầu tiên trong phong trào ứng dụng gamification vào marketing. Dự án của MoMo được ra mắt vào tháng 9 năm 2020 có tên: Học viện MoMo. Đây là dạng trò chơi tương tác kiến thức tài chính trên ứng dụng ví điện tử MoMo. Người chơi cần có kiến thức về tích lũy, đầu tư tài chính để tham gia các đấu trường với những người chơi khác. Trong quá trình chơi, họ còn được dẫn dắt sang các dịch vụ tích hợp trên ứng dụng như: Đi bộ đếm số bước chân, nuôi lợn đất,…

Sau gần 1 tháng, kết quả mà MoMo thu về: 

  • Khoảng 7 triệu người chơi.
  • Số trận thi đấu lên đến 150 triệu trận. MoMo cũng đã trao đến 25 triệu phong bì tiền mặt và 120 triệu thẻ quà tặng cho những đấu thủ.
  • Tần suất mở ứng dụng tăng 2 – 3 lần/ngày so với trước khi chạy chương trình gamification.

Shopee

Đối với Shopee, không khó để nhận ra chiến dịch gamification marketing thành công nhất chính là Shopee xu. Nền tảng mua sắm trực tuyến này đã phát triển rất nhiều hình thức game để khuyến khích khách hàng tích lũy xu đổi voucher hoặc nhận chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng. Thành công nhất phải kể đến các chương trình:

  • Lắc siêu xu: Người dùng sẽ chờ lắc điện thoại trong những khung giờ nhất định để nhận được nhiều xu nhất.
  • Nông trại Shopee: Trồng và tưới nước cho cây Shopee Xu hoặc Shopee Voucher mỗi ngày để chờ đến ngày thu hoạch.
Chiến dịch lắc siêu xu của shopee
Chiến dịch Gamification Shopee xu của Shopee

Các chiến dịch này đã đánh trúng tâm lý thích mua hàng được chiết khấu, giảm giá của khách hàng, khiến họ truy cập ứng dụng nhiều lần hơn, tự nguyện xem các quảng cáo của nền tảng và mời bạn bè cùng đăng ký tài khoản, tham gia trò chơi. Không chỉ vậy, chính sách sử dụng xu trong một thời hạn nhất định còn thúc đẩy người dùng mua sắm nhiều hơn để tận dụng các ưu đãi. Nói chung, không cần phải bàn cãi nhiều về lợi ích mà Shopee được hưởng từ chiến dịch gamification marketing là gì. Bởi nó đã tạo ra một làn sóng khiến nhiều công ty thương mại điện tử Việt Nam phải nhanh chóng tìm cách học theo.

Domino’s Pizza

Hãng pizza này đã rất thành công với ý tưởng cho phép người dùng tự “thiết kế” chiếc pizza của mình với những thành phần, nguyên liệu, cách trang trí riêng biệt. Sau đó mẫu pizza của họ sẽ được lưu trên website mua hàng của hãng. Nếu có người muốn đặt chiếc pizza đó, người thiết kế sẽ được hưởng một khoản hoa hồng nhất định.

Những con số ấn tượng mà Domino’s Pizza thu về:

  • Doanh số tăng khoảng 30% so với trước khi chạy chiến dịch.
  • Số chiếc pizza được customize lên đến trên 7 triệu chiếc.
  • Lượt tải ứng dụng tăng chóng mặt, đạt trên 300.000 lượt, đưa ứng dụng của Domino’s Pizza vào top 3 các ứng dụng được download nhiều nhất trên appstore của ipad thời điểm đó.

>> Xem thêm: Top 5 Chiến Lược Marketing Nổi Tiếng Của Các Thương Hiệu Hàng Đầu Thế Giới

Như vậy, bài viết đã mang đến đầy đủ thông tin về Gamification Marketing là gì, cũng như vai trò của Gamification Marketing trong các chiến dịch quảng cáo. Thông qua loại hình marketing này, các thương hiệu sẽ có cơ hội bứt phá doanh số và thị phần  như cách mà Shopee hay MoMo đã làm. Truy cập ngay mục Chia sẻ kinh nghiệm để tìm hiểu thêm các bài viết bổ ích về lĩnh vực Marketing và đừng quên TopCV.vn vẫn còn hàng ngàn cơ hội việc làm hấp dẫn đang chờ bạn. 

>> Xem thêm: Marketing Đa Kênh Là Gì? Những Kênh Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *