Marketing đã và đang là hoạt động không thể thiếu để giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Vậy, cụ thể chức năng của Marketing là gì? Bài viết dưới đây trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Viecmarketing sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Marketing trong doanh nghiệp là hoạt động gì?
Marketing là khái niệm xuất hiện vào đầu thế kỷ XX tại Mỹ, hiểu theo nghĩa đen, khái niệm này chính là làm thị trường. Tuy vậy, đến ngày nay, khái niệm Marketing được sử dụng để chỉ các hoạt động tiếp thị.
Cụ thể, Marketing chính là những hoạt động được doanh nghiệp, cá nhân thực hiện để thu hút một nhóm người, nhóm khách hàng tiềm năng nào đó. Từ đó, thuyết phục nhóm khách hàng tiềm năng đó thực hiện các hành vi chuyển đổi theo mong muốn của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân.
Tìm hiểu thêm: Marketing Gồm Những Mảng Nào? Học Marketing Xong Làm Gì?
Nhiệm vụ của phòng Marketing làm gì?
Vậy, phòng Marketing làm gì, họ có những nhiệm vụ như thế nào? Tùy thuộc vào từng quy mô, loại hình doanh nghiệp, nhiệm vụ của phòng Marketing sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, phát triển hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường.
- Xây dựng, thực hiện chiến lược Marketing cho doanh nghiệp.
- Tham mưu và đề xuất ý kiến cho Ban giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông, Marketing quảng cáo.
- Thiết lập mối quan hệ của doanh nghiệp với giới truyền thông, báo chí.
- Điều hành các hoạt động liên quan đến Marketing, truyền thông, tiếp thị,…
>>> Tổng hợp các vị trí tuyển dụng Marketing mới tại TopCV.vn
Chức năng của Marketing trong doanh nghiệp như thế nào?
Marketing đảm nhiệm rất nhiều chức năng trong doanh nghiệp. Dưới đây là những chức năng của phòng Marketing được sử dụng phổ biến hơn. Cụ thể bao gồm:
Chức năng phân tích thị trường
Trước hết, Chức năng của Marketing là thực hiện thu thập, phân tích thị trường của doanh nghiệp. Chức năng này sẽ giúp cho các Marketer có dữ liệu ban đầu để lên các kế hoạch, ý tưởng để triển khai hoạt động tiếp thị.
Với chức năng này, Marketing sẽ cần thực hiện:
- Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến thị trường của lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin liên quan đến khách hàng tiềm năng, hành vi, sở thích tiêu dùng của họ như thế nào,…
Chức năng phát triển sản phẩm, dịch vụ
Một chức năng của Marketing khác mà bạn cần tìm hiểu đấy chính là phát triển sản phẩm, dịch vụ. Với chức năng này, Marketing sẽ đưa ra những vấn đề liên quan đến yếu tố thị trường cần gì, muốn gì để tạo ra hoặc cải tiến sản phẩm phù hợp hơn. Khi doanh nghiệp sở hữu một sản phẩm, dịch vụ khác biệt, điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn.
Chức năng tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa cũng là một chức năng của Marketing trong doanh nghiệp cần thực hiện. Với chức năng này, Marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết 2 vấn đề như sau:
- Tiêu chuẩn hóa các yếu tố liên quan đến sản phẩm, đưa các sản phẩm về cùng một tiêu chuẩn phù hợp với thị trường, cùng một cấp độ, xếp hạng các sản phẩm, dịch vụ.
- Tiêu chuẩn hóa các yếu tố liên quan đến tiếp thị, truyền thông. Ví dụ nhưng kích thước, màu sắc, thiết kế, hình ảnh, font chữ,…
Chức năng phân phối, xúc tiến bán hàng
Hoạt động Marketing cũng đảm nhiệm chức năng phân phối, xúc tiến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Cụ thể:
Chức năng phân phối: Quá trình phối phối gồm tối ưu sản phẩm từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng cuối. Với chức năng phân phối, Marketing cần phải tính toán được những yếu tố sau vận tải, kho bãi, hàng tồn kho, xử lý đặt hàng,…
Chức năng xúc tiến bán hàng: Marketing sẽ hỗ trợ đội ngũ kinh doanh tiếp cận với khách hàng. Bên cạnh đó, Marketing cũng sẽ hỗ trợ cho khách hàng, giúp họ thỏa mãn được nhu cầu bán hàng qua những hoạt động như khuyến mãi, quảng cáo,…
Chức năng phát triển kế hoạch kinh doanh
Chức năng phát triển kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực marketing của một doanh nghiệp là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và hướng đi cụ thể để đảm bảo sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Chức năng này đóng vai trò tương tự như bản đồ chỉ đường, giúp doanh nghiệp biết được mình đang ở đâu, muốn đi đâu và cách để đạt được điều đó.
Lập một kế hoạch tiếp thị
Chức năng của marketing này là quá trình xác định các chiến lược và hoạt động cụ thể để tiếp cận, tương tác với khách hàng mục tiêu. Từ đó đạt được các mục tiêu tiếp thị và kinh doanh. Chức năng này giúp tổ chức có một kế hoạch hành động cụ thể và có hướng dẫn để thực hiện các hoạt động tiếp thị một cách hiệu quả.
Định giá sản phẩm
Chức năng định giá sản phẩm của Marketing trong doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị, mức giá phù hợp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường.
Tiêu chuẩn hóa và phân loại
Chức năng này là quá trình xác định, thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng, tính năng và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đồng thời, marketing trong doanh nghiệp cũng có thể thực hiện phân loại chúng dựa trên các thuộc tính và tiêu chí nhất định. Mục tiêu là tạo ra sự thống nhất, dễ quản lý,hiệu quả trong việc sản xuất, tiếp thị và quản lý sản phẩm hoặc dịch vụ.
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo và phát triển một thương hiệu độc đáo, sâu sắc, nhằm tạo ấn tượng tích cực, gắn kết trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Chức năng này liên quan đến việc xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, tạo nên bản sắc và nhận diện riêng biệt, cũng như xây dựng một tập hợp giá trị, tình cảm và cảm xúc mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.
Quản lý thông tin marketing
Quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, quản lý các dữ liệu và thông tin liên quan đến hoạt động tiếp thị, khách hàng và thị trường đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Chức năng của Marketing này nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp có sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng, thị trường và hiệu suất tiếp thị. Từ đó có thể đưa ra quyết định chiến lược và tối ưu hóa hoạt động tiếp thị của mình.
Đóng gói – dán nhãn sản phẩm
Đối với đóng gói, dán nhãn sản phẩm, chức năng của marketing sẽ đóng vai trò trong quá trình thiết kế và tạo dáng bao bì cho sản phẩm. Bên đó, marketing cũng sẽ thực hiện chức năng như đính kèm các nhãn, hình ảnh hoặc thông tin để tạo ấn tượng và thông điệp tới khách hàng mục tiêu. Chức năng này giúp sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn, thể hiện giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp, cũng như cung cấp thông tin quan trọng cho người tiêu dùng.
Chức năng hậu mãi
Chức năng hậu mãi của marketing trong doanh nghiệp là quá trình cung cấp dịch vụ và hỗ trợ sau khi khách hàng đã mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Chức năng này nhằm tạo sự hài lòng và tạo lợi ích bổ sung cho khách hàng sau giao dịch ban đầu, thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng, sự hài lòng của khách hàng.
Quản lý mối quan hệ khách hàng
Xây dựng, duy trì và cải thiện các mối quan hệ tương tác và tương tác với khách hàng cũng là một trong những chức năng quan trọng của marketing trong doanh nghiệp. Chức năng này sẽ tạo sự gắn kết, thấu hiểu và trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Từ đó tạo sự trung thành, tăng cường giá trị khách hàng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Marketing Mới Nhất Hiện Nay
Mục tiêu của Marketing trong doanh nghiệp
Bên cạnh các chức năng của marketing là gì, bạn cũng nên nắm rõ về mục tiêu của marketing là như thế nào. Cụ thể, việc thực hiện marketing trong doanh nghiệp có những mục tiêu sau:
- Tạo nhận thức về thương hiệu: Đưa thương hiệu vào tầm nhìn của khán giả, tạo sự nhận diện và ấn tượng ban đầu.
- Gia tăng thị phần: Tăng doanh số bán hàng và khách hàng để mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
- Ra mắt sản phẩm mới: Thực hiện chiến lược tiếp thị để giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Cải thiện lợi tức đầu tư: Tối ưu hoá hoạt động tiếp thị để tạo ra lợi nhuận tốt hơn từ khoản đầu tư đã chi trả.
- Tham gia thị trường mới: Mở rộng hoạt động kinh doanh vào thị trường mới để tăng cơ hội và khả năng sinh lời.
- Thu hút khách hàng tiềm năng: Tạo chiến dịch tiếp thị để gây quyến rũ và kích thích sự quan tâm từ phía khách hàng tiềm năng.
Một số hình thức marketing Growth Hacking cho doanh nghiệp
Growth hacking là một phương pháp tiếp thị tập trung vào việc tăng trưởng doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các chiến lược và chiến thuật sáng tạo, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Growth hacking thường được sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ, nhưng nó cũng có thể được áp dụng bởi các doanh nghiệp lớn.
Một số hình thức marketing growth hacking phổ biến hiện nay ví dụ như:
- Tạo Content Marketing hấp dẫn cho khách hàng tiềm năng.
- Tạo các chương trình khuyến mãi và chia sẻ mã giảm giá.
- Áp dụng các chiến lược SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
- Áp dụng các chiến dịch Social Media Marketing sáng tạo, độc đáo.
- Chiến dịch email marketing tập trung vào tăng tỷ lệ mở thư và tương tác.
- Tích hợp chia sẻ xã hội trong sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Thực hiện các thử nghiệm A/B để tìm ra những chiến lược marketing hiệu quả nhất.
- Sử dụng quảng cáo trả tiền theo hiệu suất.
- Tạo chương trình khuyến mãi cho khách hàng hiện tại để giới thiệu bạn bè và người thân, tạo sự lan truyền từ người dùng hiện có.
Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về chức năng của Marketing trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra được định hướng công việc phù hợp hơn. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm Marketing, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn có thể tiếp cận ngay với các tin tuyển dụng có mức thu nhập hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm: Nên Học Marketing Hay Thương Mại Điện Tử?