Content pillar là một chiến lược quan trọng trong quá trình thực hiện Content Marketing cho doanh nghiệp. Vậy, hãy cùng Viecmarketing.com tìm hiểu ngay về Content pillar là gì, cách triển khai như thế nào ngay sau đây.
Đôi nét về Content pillar là gì?
Trước khi đến với những bước triển khai của Content pillar, bạn cần hiểu Content pillar là gì, vai trò của Content pillar là gì. Cụ thể như sau:
Content pillar là gì?
Content pillar là nền tảng tổng quan bao gồm những nội dung, chủ đề mà một kênh Marketing sẽ triển khai. Kênh Marketing đó có thể bao gồm như website, social media,…
Hiện tại, có khá nhiều định nghĩa cho khái niệm Content pillar là gì. Nhưng nhìn chung, tất cả những khái niệm đấy đều xác định Content pillar như “trụ cột” trong kế hoạch Content Marketing của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Tầm quan trọng của social media marketing
Vai trò của Content pillar là gì?
Content pillar có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược Marketing nói riêng và với doanh nghiệp nói chung. Trong đó, Content pillar sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Đóng vai trò trụ cột, Content pillar sẽ tạo ra được sự kết nối, bền chặt, logic cho các bài viết, thông tin, nội dung được triển khai.
- Hạn chế việc các nội dung mới bị “lạc lõng” trên website. Khách hàng cũng dễ tìm kiếm được những bài viết liên quan hơn.
- Giúp định hướng được nội dung, chủ đề, hướng dẫn khách hàng đi từ quá trình truy cập đến tạo ra những hành động chuyển đổi.
- Content pillar sẽ giúp người đọc không bị “hụt hẫng” khi đã đọc hết bài viết mà chưa thể xác định được chủ đề liên quan của bài viết đó.
- Content pillar khi được triển khai hiệu quả, chi tiết sẽ giúp cho thương hiệu củng cố được niềm tin với khách hàng, từ đó giúp thương hiệu tăng trưởng tốt hơn.
>>> Xem thêm: B2B Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược B2B Marketing Hiệu Quả
Các bước triển khai Content pillar hiệu quả và thu hút
Vậy, sau khi đã hiểu về Content pillar là gì, vai trò của Content pillar, hãy cùng tìm hiểu về những bước để triển khai nó như thế nào. Cụ thể sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1 – Xác định chủ đề cốt lõi
Bạn cần xác định được chủ đề cốt lõi mà bạn muốn triển khai cho kế hoạch Content Marketing của bạn như thế nào. Khi lựa chọn chủ đề, bạn cần lưu ý:
- Cần xác định nhóm khách hàng mà doanh nghiệp, thương hiệu muốn hướng tới là gì.
- Chủ đề cần có giá trị cho người đọc.
- Ưu tiên chủ đề đa khía cạnh, tạo được sự liên kết trong sản phẩm/dịch vụ và mục tiêu bổ trợ kiến thức cho người dùng.
- Lưu ý về độ rộng – hẹp của chủ đề. Mỗi chủ đề nên triển khai được tối thiểu từ 20 – 30 bài viết khác nhau.
- Bạn có thể lựa chọn chủ đề dựa vào thông tin, insight, hành trình của khách hàng.
Bước 2 – Topic cluster, subtopic, triển khai ý
Bên cạnh chủ đề cốt lõi, bạn cũng nên phân tích và lựa chọn những chủ đề phụ có liên quan. Sau khi đã lựa chọn được chủ đề phụ, bạn nên bắt đầu triển khai chúng. Những bước triển khai thường bao gồm:
- Xây dựng bộ từ khóa/chủ đề từng bài viết riêng. Có thể sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ, phân tích từ đối thủ.
- Sau khi đã có được bộ từ khóa/chủ đề, bạn nên thực hiện phân nhóm, gộp nhóm để có được hướng triển khai phù hợp nhất.
Bước 3 – Xây dựng trang trụ cột
Bạn nên tạo một bản đồ bài viết rõ ràng để có thể xây dựng được trang trụ cột, tối ưu cho website/social media của bạn. Trong quá trình xây dựng trang trụ cột, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Phần mục lục sẽ cần chứa những liên kết đến các tiêu đề nhỏ.
- Các liên kết nội bộ (internal link), liên kết bên ngoài (out link, backlink) cần cung cấp thông tin chi tiết hơn cho nội dung đang chia sẻ.
- Lưu ý những yếu tố kỹ thuật trong trang trụ cột. Ví dụ như tối ưu các thẻ H1, H2, H3, seo hình ảnh, nút quay đầu trang, biểu mẫu để người đọc có thể đặt câu hỏi, để lại thông tin,…
Bước 4 – Sáng tạo, chỉnh sửa Content pillar
Sau khi đã có trang trụ cột, bạn sẽ cần bắt đầu viết, sáng tạo và song song đó là chỉnh sửa Content pillar cũng như những trang đích của nó. Trong quá trình này, bạn cần lưu ý:
- Các trang đích cần được đầu tư nội dung chất lượng, chỉn chu. Nên ưu tiên trang có nội dung dài hơn so với các bài blog thông thường.
- Mỗi trang đích cần cho người đọc biết họ có thể tìm thấy gì, lợi ích cho họ, lợi ích cho thương hiệu như thế nào.
- Viết sâu hơn đối với từng chủ đề nhỏ hơn, khai thác nhiều ngóc ngách khác nhau.
- Sắp xếp những ý lớn bao bọc ý nhỏ, theo thứ tự logic.
Bước 5 – Quảng bá, cập nhật, cải tạo Content pillar
Sau khi đã có được Content pillar, bạn cần tiến hành quảng bá, chia sẻ nó trên những phương tiện khác để tiếp cận người dùng tốt hơn. Bên cạnh đó, đừng quên thường xuyên đo lường, cập nhật và cải tiến Content pillar để phù hợp hơn với tính chất thời điểm tại từng giai đoạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Account Marketing là gì?
Trên đây là bài viết về Content pillar. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về Content pillar là gì, cách triển khai như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV, nền tảng kết nối việc làm này đang cung cấp rất nhiều việc làm content marketing với mức thu nhập hấp dẫn.