cpc-la-gi

CPC Là Gì? Hiểu Về CPC Trong Digital Marketing Như Thế Nào?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Với sự phát triển của xã hội hiện nay, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp đang ngày một khó khăn hơn. Do đó, ứng dụng Digital Marketing là việc không thể tránh khỏi. CPC chính là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực này. Vậy, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Digital Marketing và chỉ số CPC là gì, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Hiểu đúng về CPC là gì?

Hiện tại, vẫn chưa có nhiều bạn hiểu về CPC là gì cũng như chưa thực sự hiểu đúng về chỉ số này. Phần tiếp theo của bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó.

CPC là gì?

CPC – Cost Per Click – là khái niệm được sử dụng để định nghĩa cho khoản chi phí bạn phải trả cho mỗi một lần nhấp chuột vào quảng cáo của bạn từ người dùng. Hiểu đơn giản hơn, đây là một trong những cách tính phí quảng cáo của các công cụ Digital Marketing hiện nay.

CPC cùng với CPM là một trong những chỉ số liên quan đến hình thức quảng cáo trả phí trên các nền tảng Marketing của doanh nghiệp. Khi bạn hiểu đúng về CPC biểu đạt được hiệu quả của một chiến dịch Marketing nào đó đang được diễn ra. Khi bạn tối ưu được CPC tốt, chiến dịch của bạn được đánh giá là một chiến dịch hiệu quả.

>>>Xem thêm: CPM Là Gì? Bật Mí Những Sự Thật Cần Biết Từ A Đến Z Về CPM

Hiểu đúng về CPC là gì?
Hiểu đúng về CPC là gì?

CPC trong Digital Marketing

Như đã nhắc đến ở trên, CPC là một chỉ số quan trọng trong Digital Marketing. CPC biểu thị về hiệu suất của một chiến dịch quảng cáo. Đối với Digital Marketing, có 2 hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay, bao gồm Facebook Ads và Google Ads. Cụ thể về CPC trong 2 hình thức này có ý nghĩa như sau:

CPC trong Facebook Ads: Với hình thức này, CPC có thể biểu đạt được chiến dịch của bạn có đang hiểu quả không. Điều này thể hiện ở việc CPC có đang ở mức mục tiêu ban đầu hơn. Nếu CPC cao hơn, nghĩa là bạn cần phải tối ưu lại các yếu tố trong quảng cáo, ví dụ như nội dung, hình ảnh, video, target,…

CPC trong Google Ads: Tương tự với Facebook Ads, CPC trong Google Ads cũng có ý nghĩa tương tự. Nếu CPC quá cao, có nghĩa là phần tin quảng cáo của bạn đang chưa tốt và cần thay đổi để phù hợp hơn.

Ý nghĩa này của CPC cũng sẽ tương tự so với những loại hình quảng cáo khác. Ví dụ như Tiktok Ads, các chiến dịch Email Marketing. Nhìn chung, khi bạn tối ưu được CPC, bạn có thể giảm thiểu được rất nhiều chi phí không đáng có.

Ngoài ra, CPC còn là một yếu tố để tính ROI Adwords (lợi tức đầu tư). CPC tốt sẽ đem lại được ROI Adwords tốt cho doanh nghiệp. Chỉ số ROI nói chung và ROI Adwords nói riêng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến doanh thu và tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Facebook ads là gì? Tất tần tật về loại hình quảng cáo này

Cách tính CPC như thế nào?

Cách tính của CPC sẽ dựa vào công thức sau:

CPC = (Điểm chất lượng trang đích * Điểm chất lượng mẫu quảng cáo * tỉ lệ click chuột vào quảng cáo)/ thứ hạng

Đối với các marketer, đây có thể là một công thức khá khó để áp dụng, đo lường thủ công. Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng bởi hiện nay, các công cụ quảng cáo đều đã thực hiện tính sẵn chỉ số này cho bạn. Bạn chỉ cần chọn vào chỉ số mà bạn muốn xem, thông tin sẽ hiện ra để bạn có thể phân tích, tối ưu nó.

CPC thường được các công cụ quảng cáo tính sẵn cho bạn
CPC thường được các công cụ quảng cáo tính sẵn cho bạn

Ưu nhược điểm của CPC

Nắm rõ được ưu – nhược điểm của CPC sẽ giúp cho bạn có thể vận dụng chỉ số này vào tối ưu các chiến dịch Marketing được hiệu quả hơn. Cụ thể về ưu – nhược điểm của CPC như sau:

Ưu điểm của CPC là gì?

  • Về ưu điểm, CPC mang lại được những lợi ích sau đây cho doanh nghiệp:
  • Từ chỉ số CPC, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố liên quan, từ đó tối ưu được ngân sách dành cho quảng cáo. Khi nguồn ngân sách này được tối ưu, chi phí chung sẽ được cắt giảm, tăng được doanh thu, lợi nhuận tốt hơn.
  • CPC giúp cho doanh nghiệp hướng đúng với đối tượng, khách hàng mục tiêu.
  • CPC giúp báo cho doanh nghiệp về nội dung quảng cáo, chiến dịch có đang phù hợp với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới hay không. Bởi, CPC chỉ tính phí khi người dùng quan tâm và click vào tin quảng cáo của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể chủ động, linh hoạt hơn trọng việc thay đổi thông điệp, nội dung quảng cáo để phù hợp hơn với mục đích chiến dịch.

Nhược điểm của CPC là gì?

Tuy mang lại được nhiều ưu điểm, lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng CPC cũng còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Hiện tại, CPC vẫn đang là hình thức được nhiều marketer lựa chọn, do đó mức độ cạnh tranh sẽ rất cao. Điều này đồng nghĩa với giá thầu cho một CPC của bạn có thể khá cao.
  • Mức chi phí doanh nghiệp trích ra cho hoạt động CPC sẽ cần có tỷ trọng cao hơn một chút so với những loại hình Marketing, quảng cáo khác.
  • Bạn có thể gặp tình trạng “click tặc” do đối thủ hoặc người khác chơi xấu.

>>>Xem thêm: Seeding Là Gì? Vai Trò Của Seeding Trong Truyền Thông

CPC hiện có tính cạnh tranh khá cao
CPC hiện có tính cạnh tranh khá cao

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chỉ số CPC – một chỉ số quan trọng với lĩnh vực Marketing hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về CPC là gì cũng như những thông tin liên quan đến chỉ số này. Khi hiểu rõ hơn, bạn sẽ biết được cách vận dụng CPC hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: Tìm việc Marketing online – top 5 công việc có thu nhập cao

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *