cpm-la-gi

CPM Là Gì? Bật Mí Những Sự Thật Cần Biết Từ A Đến Z Về CPM

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Một trong các chỉ số quan trọng trong các chiến dịch Digital Marketing chính là CPM. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số CPM là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng viecmarketing.com tham khảo ngay bài viết “CPM là gì? Bật mí những sự thật cần biết từ A đến Z về CPM” ngay sau đấy.

Tìm hiểu về CPM là gì?

Hiểu về khái niệm CPM là gì cũng như những ứng dụng của chỉ số này sẽ giúp bạn vận dụng nó được tốt hơn. Cụ thể như sau:

CPM là gì?

CPM là viết tắt của cụm từ “Cost per thousand impressions” hay “Cost per 1000 Impression”, có nghĩa là chi phí bạn phải trả dựa trên mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo của bạn đến với người xem.

CPM sẽ được sử dụng nhiều trong các chiến dịch với mục tiêu tiếp cận càng nhiều người càng tốt. CPM là một trong các chỉ số được tính dựa vào lần hiển thị, số liệu tính số lượt xem hoặc theo số tương tác của một quảng cáo nào đó.

>>>Xem thêm: Facebook ads là gì? Công việc của một nhân viên facebook ads

Tìm hiểu về CPM là gì?
Tìm hiểu về CPM là gì?

CPM hoạt động như thế nào?

CPM là một trong những chỉ số khá quen thuộc trong lĩnh vực Digital Marketing, trong đó, người làm Marketing sẽ trả tiền cho những lượt xem đến quảng cáo của họ. CPM được sử dụng chủ yếu khi lựa chọn phương tiện quảng cáo, tiếp thị liên quan đến lưu lượng truy cập website hoặc quảng cáo trực tuyến.

Ví dụ dễ hiểu nhất thường cần đến chỉ số CPM chính là những quảng cáo Google Ads. Con số này thường được đo với mỗi 1000 lần hiển thị. Công thức tính điển hình và đơn giản nhất của CPM như sau:

CPM = Chi phí quảng cáo : 1000 lần hiển thị

Ưu – nhược điểm của CPM

Để vận dụng được CPM tốt hơn vào chiến dịch của mình, bạn sẽ cần nắm rõ về các ưu – nhược điểm của chỉ số này. Dưới đây là một số ưu – nhược điểm dễ dàng nhận thấy của CPM.

Ưu điểm của CPM là gì?

Khi vận dụng chỉ số CPM trong các chiến dịch Digital Marketing hoặc chiến dịch truyền thông sẽ mang lại những ưu điểm như sau:

  • Dễ sử dụng, mang lại được hiệu quả Marketing tốt hơn khi doanh nghiệp biết vận dụng nó hợp lý.
  • Dựa vào CPM có thể tạo ra được các chiến lược hiệu quả, tiết kiệm chi phí hơn nhưng vẫn tạo được sự nhận diện về thương hiệu tốt.
  • CPM phù hợp với các doanh nghiệp đã chuyển sang giai đoạn phát triển thương hiệu, tăng nhận thức (brand awareness) với khách hàng.
  • Giúp website của doanh nghiệp có vị trí tốt trên các nền tảng tìm kiếm. Đặc biệt khi CPM càng thấp với nguồn ngân sách cho chiến dịch quảng cáo, đẩy được lượng traffic vào website của doanh nghiệp càng tốt hơn.
  • Đối với hiệu quả doanh số, việc tối ưu được chi phí CPM sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng với nguồn ngân sách không đổi. Từ đó có thể gia tăng được lượt chuyển đổi từ Reach -> khách hàng thực tế.

>>>Xem thêm:Những điều cần biết để trở thành chuyên viên marketing

CPM mang lại được hiệu quả Marketing tốt hơn khi biết vận dụng nó hợp lý
CPM mang lại được hiệu quả Marketing tốt hơn khi biết vận dụng nó hợp lý

Nhược điểm của CPM là gì?

Tuy có thể mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp được nói đến ở trên, chỉ số CPM vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, hạn chế. Ví dụ như sau:

  • Đối với những website chưa có mảng SEO vừa đủ, khi thực hiện CPM có thể khiến mức ngân sách cho quảng cáo này cao hơn nhưng hiệu quả mang lại không phù hợp.
  • Với những website có lưu lượng truy cập tốt, CPM cần được tối ưu hiệu quả và phối hợp chặt chẽ với nội dung. Bởi, khi website có thứ hạng, lưu lượng cao, đồng nghĩa với sự cạnh tranh mà doanh nghiệp gặp phải cũng sẽ tăng theo. Nếu không tối ưu CPM tốt có thể khiến chi phí bị tăng lên khá nhiều.
  • CPM muốn mang lại được hiệu quả, ý nghĩa cho doanh nghiệp còn cần phối hợp với nhiều yếu tố khác, ví dụ như target quảng cáo có chuẩn không, nội dung của quảng cáo có phù hợp hay không,…

>>>Xem thêm: Marketing đa kênh là gì? Những kênh Marketing phổ biến nhất hiện nay

Cách vận dụng CPM hiệu quả

Để vận dụng được CPM hiệu quả, giúp đạt được sự tối ưu nhất có thể cho chiến dịch truyền thông, Digital Marketing, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Xác định chính xác mục tiêu của chiến dịch

Chỉ số CPM không phải lúc nào cũng phù hợp để áp dụng vào các chiến dịch Marketing. Do đó, bạn nên xác định mục tiêu của chiến dịch để xem có cần quan tâm đến chỉ số CPM hay không. Ví dụ như những chiến dịch liên quan đến tăng mức độ nhận thức về thương hiệu, CPM sẽ là một chỉ số quan trọng.

Tối ưu các yếu tố liên quan với CPM

Để chỉ số CPM được tối ưu với mức chi phí thấp nhất, sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó. Ví dụ như một số yếu tố sau:

Nội dung quảng cáo: Đây là một yếu tố quan trọng. Khi bạn có nội dung phù hợp với khách hàng, họ sẽ ở lại và xem hết nội dung của bạn. Từ đó các công cụ quảng cáo sẽ giúp cho nội dung của bạn được hiển thị với nhiều người dùng hơn.

Target trong quảng cáo: Nếu bạn target đến những đối tượng không phù hợp, chi phí CPM của bạn sẽ tăng lên đáng kể bởi các công cụ sẽ đánh giá quảng cáo của bạn không tương thích với người dùng. Từ đó sẽ hạn chế quảng cáo của bạn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu chỉ số CPM
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu chỉ số CPM

Trên đây là những thông tin về chỉ số quảng cáo CPM. Hy vọng bài viết chi tiết ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về CPM là gì cũng như cách vận dụng chỉ số này hiệu quả. Tuy vậy, để chiến dịch truyền thông, Marketing của bạn được hiệu quả hơn, bạn nên phối hợp chỉ số CPM và các chỉ số các như CPC, CPA,…

>>>Xem thêm: Tìm việc Marketing online – top 5 công việc có thu nhập cao

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *