Marketing intermediaries là gì? Vai trò và hình thức phổ biến

Marketing Intermediaries là gì? Vai trò và hình thức phổ biến 

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Marketing Intermediaries có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất. Vậy Marketing intermediaries là gì? Vai trò và các hình thức của nó ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Viecmarketing.com để được làm rõ nhé!

Marketing intermediaries là gì?

Marketing intermediaries hay còn gọi là trung gian marketing, được hiểu là những đơn vị hoặc cá nhân đứng giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Họ mang sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với người dùng, đồng thời thực hiện các hoạt động như quảng bá, truyền thông, v.vv cho doanh nghiệp. Nhìn chung, các đơn vị trung gian này giống như cánh tay nối dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán hàng và Marketing.

>> Tìm hiểu thêm: Kênh Phân Phối Là Gì? Cách Phát Triển Kênh Phân Phối Hiệu Quả

Vai trò của Marketing intermediaries là gì?

Như vậy, bạn đã hiểu được Marketing intermediaries là gì. Vậy còn những lợi ích của hình thức Marketing này ra sao? Liệu nó có đáng để doanh nghiệp đầu tư triển khai hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vai trò của Marketing intermediaries
Vai trò của Marketing intermediaries

Mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng

Vai trò đầu tiên phải kể đến của Marketing intermediaries là gì? Đó là giúp doanh nghiệp tăng độ phủ trên thị trường. Các trung gian Marketing sẽ mang thương hiệu và sản phẩm của bạn đến gần hơn với khách hàng, đồng thời giúp bạn tiếp cận được với những địa điểm xa và khó tiếp cận bằng phương pháp trực tiếp.

Ngoài ra, phải hiểu rằng mỗi nhà phân phối trung gian đều có một mạng lưới quan hệ riêng. Nhờ vào mạng lưới quan hệ đó, sản phẩm của bạn sẽ tiếp tục được lan truyền và phủ sóng trên thị trường.

Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi

Khó khăn lớn nhất khi các doanh nghiệp không triển khai Marketing intermediaries là gì? Đó là khó giao tiếp với khách hàng bởi khoảng cách hai bên quá lớn. Khi có các trung gian Marketing đứng giữa, khoảng cách này sẽ được thu hẹp phần nào. Bởi với vai trò là người bán, các Marketing intermediaries sẽ đặc biệt quan tâm đến nhu cầu và sở thích của khách hàng. Vì vậy, họ sẽ thay mặt nhà sản xuất lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng và truyền đạt lại doanh nghiệp. 

Marketing intermediaries thay doanh nghiệp xuất lắng nghe phản hồi từ khách hàng
Marketing intermediaries thay doanh nghiệp xuất lắng nghe phản hồi từ khách hàng

Trong sản xuất, kinh doanh, điều quan trọng nhất là lắng nghe và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Nếu thiếu đi bước này, doanh nghiệp sẽ rất khó tồn tại lâu dài trên thị trường. Vì vậy, vai trò của các Marketing intermediaries là cực kỳ quan trọng.

Thay mặt nhãn hàng truyền thông đến người tiêu dùng

Như đã nói, trung gian Marketing giống như những cánh tay nối dài của doanh nghiệp. Tức là những đơn vị trung gian này sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô tiếp thị, truyền tải thông điệp đến những nơi doanh nghiệp không tiếp cận được. 

Chẳng hạn bạn sở hữu một nhà máy sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh. Lượng khách hàng tiềm năng ở Hà Nội là rất lớn nhưng bạn chưa đủ nguồn lực để mở rộng sản xuất về Hà Nội. Khi này, những trung gian Marketing sẽ đóng vai trò tiếp nhận những phân công từ bạn và triển khai chiến dịch Marketing tại các cơ sở ở Hà Nội.

Các hình thức Marketing intermediaries phổ biến

Sau khi hiểu rõ khái niệm về trung gian Marketing và các vai trò chính của Marketing intermediaries là gì, bạn sẽ cần biết đâu là các hình thức Marketing intermediaries đang phổ biến trên thị trường. Dưới đây là đặc điểm và ví dụ cụ thể cho một vài hình thức Marketing intermediaries nổi bật:

Các hình thức Marketing intermediaries phổ biến
Các hình thức Marketing intermediaries phổ biến

>> Tìm hiểu thêm: Marketing Đa Kênh Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Marketing Đa Kênh

Marketing Agents (Đơn vị Marketing)

Đặc điểm

Marketing Agents là những đơn vị phụ trách dịch vụ quảng bá và thu hút khách hàng trong cùng một chuỗi phân phối. Họ giống như các marketer hay các consultant (nhà tư vấn), đóng vai trò là những người tìm kiếm, thu hút, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và không sở hữu sản phẩm đang bán. 

Trong một chuỗi phân phối, đôi khi việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ sẽ bị ngắt đoạn khiến cho trải nghiệm của khách hàng không được thuận lợi. Khi đó, các Marketing Agents đóng vai trò là người kết nối để giúp chuỗi phân phối được liền mạch hơn. Sau khi giao dịch mua bán kết thúc, họ sẽ nhận một khoản hoa hồng cho hoạt động tư vấn, giới thiệu của mình. 

Marketing Agents là những đơn vị phụ trách dịch vụ quảng bá và thu hút khách hàng
Marketing Agents là những đơn vị phụ trách dịch vụ quảng bá và thu hút khách hàng

Ví dụ

Để hiểu rõ hình thức Marketing Agents trong Marketing intermediaries là gì chúng ta hãy cùng xem qua một số ví dụ sau:

  • Ví dụ đầu tiên là các Travel Agents như Vietnam Booking, Saigontourist, Hanoitourist, Bestprice Travel, v.vv. Các đơn vị này có trách nhiệm thu hút khách hàng, tư vấn cho khách hàng về tour du lịch phù hợp, book vé máy bay, khách sạn, làm thị thực, v.vv. Họ sẽ là Marketing intermediaries của nhiều doanh nghiệp khác nhau như hãng hàng không, khách sạn, resort, văn phòng công chứng, v.vv. 
  • Thứ hai là các Marketing agency như TBWA Việt Nam, MullenLowe Việt Nam, MediaZ, v.vv. Đóng vai trò là các đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp Marketing, các doanh nghiệp này sẽ giúp bạn lên kế hoạch Marketing cụ thể, liên hệ với báo chí, KOL/KOC, đơn vị in ấn, thiết kế, v.vv theo nhu cầu của bạn.

>> Tìm hiểu thêm: Chiến Lược Marketing Mix Là Gì? Vai Trò Với Doanh Nghiệp

Wholesaler (Nhà bán buôn)

Đặc điểm

Đặc điểm của nhà bán buôn trong số các Marketing intermediaries là gì? Đó là họ thường làm việc trực tiếp với nhà sản xuất, nhập hàng hóa với số lượng lớn, sau đó bán cho các nhà bán lẻ và thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa mua và bán. 

Nhà bán buôn nhập hàng hóa với số lượng lớn sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ
Nhà bán buôn nhập hàng hóa với số lượng lớn sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ

Lý do nhà sản xuất cần nhà bán buôn là gì?

  • Đối với nhà sản xuất, việc trực tiếp bán sản phẩm cho nhà bán lẻ tại nhà máy là không khả thi. Bởi các nhà bán lẻ chỉ lấy hàng hóa với số lượng ít, lượng nhà bán lẻ trên thị trường lại lớn. Vậy nên nếu phục vụ các nhà bán lẻ sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi doanh thu, hàng hóa và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhà máy. 
  • Ngoài ra, việc phân phối sản phẩm cho các nhà bán buôn sẽ giúp mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm. Nhà bán buôn sẽ sẵn sàng đi xa để lấy hàng nếu nhận thấy thị trường có nhu cầu. Còn các nhà bán lẻ thì ít chủ động và nhạy bén hơn do còn phải trực tiếp phục vụ khách hàng.  

Ví dụ

Với ngành F&B, nhà máy sẽ cung cấp khoảng 500 thùng bánh một lần bán. Trong khi đó, các cửa hàng bán lẻ chỉ có nhu cầu nhập 10 – 20 thùng mỗi tháng. Như vậy, các nhà bán buôn sẽ mua 500 thùng bánh với giá khoảng 100 nghìn đồng/thùng và bán lại cho các nhà bán lẻ với giá 125 nghìn đồng/thùng. Bằng cách này, nhà bán buôn sẽ thu lợi nhuận khoảng 25 nghìn đồng/thùng bánh. Tuy nhiên, mức giá cho các nhà bán lẻ sẽ không cố định mà dao động tùy vào số lượng nhập hàng và chính sách của các nhà bán buôn.

Distributor (Nhà phân phối)

Đặc điểm

Nhà phân phối cũng là một kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa nhà phân phối và những đơn vị bán buôn là gì?

  • Thứ nhất, nhà phân phối không chỉ cung cấp hàng hóa đến các cửa hàng bán lẻ mà còn chịu trách nhiệm Marketing, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho nhà sản xuất. 
Nhà phân phối chịu trách nhiệm Marketing, tìm kiếm, mở rộng thị trường
Nhà phân phối chịu trách nhiệm Marketing, tìm kiếm, mở rộng thị trường
  • Thứ hai, chính sách của nhà sản xuất cho nhà phân phối rất khác so với các nhà bán lẻ. Đa số nhà phân phối sẽ hưởng chính sách hoa hồng cho mỗi sản phẩm hay địa điểm mới phát triển được. Ngoài ra, nhà phân phối còn không phải bỏ tiền nhập hàng, được đổi trả hàng thoải mái hơn những đơn vị bán buôn, v.vv. 
  • Thứ ba, nhà phân phối sẽ chịu những ràng buộc nhất định đối với nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất là đối tác cung ứng hàng hóa cho các đơn vị bán buôn, thì đối với distributor, họ giống như chủ doanh nghiệp đi thuê lao động về làm việc cho mình. Vì vậy, distributor sẽ phải đảm bảo doanh số và một số các chỉ tiêu khác theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Ví dụ

Các cửa hàng phân phối hàng nước ngoài tại Việt Nam như: Innisfree Việt Nam, Unilever Việt Nam, Samsung Việt Nam, v.vv. Đây là những công ty cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm, tiêu dùng và đồ công nghệ, v.vv. Các sản phẩm này đều được sản xuất (hoàn toàn hoặc một phần) ở nước ngoài và phân phối qua các distributor Việt Nam để khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với sản phẩm.

Retailer (Nhà bán lẻ)

Đặc điểm

Một kênh quan trọng không thể bỏ qua trong số các kênh Marketing trung gian là retailer. Sự khác biệt lớn nhất của retailer so với các kênh Marketing intermediaries là gì? Đó là sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhà bán lẻ sẽ lấy nguồn hàng từ nhà sản xuất, bán buôn hay từ nhà phân phối để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.

Retailer cung cấp trực tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng
Retailer cung cấp trực tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng

Đặc điểm của nhà bán lẻ như sau:

  • Vì là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng nên nhà bán lẻ chiếm số lượng lớn nhất trong số các Marketing intermediaries. 
  • Họ là người hiểu rõ nhất nhu cầu của khách hàng.
  • Họ cũng sẽ sở hữu những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho nhu cầu mua sắm của khách hàng như: Hệ thống cửa hàng, tủ kệ, nhân viên, máy móc kiểm đếm và thanh toán, v.vv.

Ví dụ

Vì là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên chúng ta rất dễ thấy những ví dụ về retailer. Chẳng hạn như các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị (Winmart, Winmart+, Topmarket, Circle K, v.vv), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, v.vv).

Siêu thị, cửa hàng sách, hiệu thuốc hoặc trang web mua sắm trực tuyến, tất cả đều là ví dụ về các nhà bán lẻ.

>> Tìm hiểu thêm: Phân Khúc Thị Trường Là Gì? Các Phân Khúc Thị Trường Phổ Biến

Những điều cần lưu ý về Marketing intermediaries

  • Marketing intermediaries là yếu tố quan trọng nhưng không phải là bắt buộc trong mô hình kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa phân phối mà không cần qua bất cứ trung gian Marketing nào. Vì vậy, bạn cần cân nhắc mô hình kinh doanh và nhu cầu của công ty để quyết định có sử dụng hình thức Marketing intermediaries hay không.
Những điều cần lưu ý về Marketing intermediaries
Những điều cần lưu ý về Marketing intermediaries
  • Marketing intermediaries sẽ không phát huy tối đa hiệu quả nếu không được đào tạo và tạo động lực thường xuyên. Hãy chú ý đến việc training và đưa ra các chương trình thúc đẩy doanh số (như: Chiết khấu, khuyến mại, thi đua giữa các cơ sở, v.vv) để các trung gian Marketing phát huy tối đa công dụng.  
  • Không phải có càng nhiều đơn vị trung gian Marketing thì lợi nhuận càng cao: Ngược lại, sản phẩm qua càng nhiều khâu trung gian thì khi đến tay khách hàng, giá thành càng bị đẩy lên cao. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi phát triển bất cứ hình thức trung gian Marketing nào.

Như vậy, bài viết đã mang đến tất cả những thông tin cần biết về Marketing intermediaries. Hy vọng qua chia sẻ kinh nghiệm của Viecmarketing, bạn đã có thể hiểu rõ Marketing intermediaries là gì, các hình thức trung gian Marketing phổ biến và vai trò, lợi ích của loại hình Marketing này. Và đừng quên truy cập vào Topcv.vn – trang tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để có thêm những cơ hội việc làm hấp dẫn, chất lượng đang chờ bạn! Khám phá ngay!

>> Tìm hiểu thêm: 10+ Ý Tưởng Marketing 0 Đồng Giúp Tối Ưu Chi Phí Thời Suy Thoái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *