Chắc hẳn những người làm việc trong ngành quảng cáo, marketing đã từng nghe qua khái niệm KOC. Đây là xu hướng mới xuất hiện nhưng đang dần thay thế cho các KOLs. Vậy KOC là gì? Những tiêu chí lựa chọn và cách sử dụng KOC hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Viecmarketing.com‘ tìm hiểu trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.
KOC là gì?
KOC là viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer, nghĩa là “người tiêu dùng dẫn dắt tư luận” hay “người tiêu dùng có sức ảnh hưởng”. Vai trò của họ là dùng thử hay trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ mới xuất hiện. Sau đó họ sẽ đưa ra bình luận, nhận xét hoặc khuyến cáo, đề xuất khách quan về những đồ vật này.
Những KOC mới sẽ ít nhận được sự quan tâm của người dùng trên mạng xã hội. Tuy nhiên nếu đánh giá của bạn là chân thực và hữu ích thì lượng người theo dõi sẽ tăng dần theo thời gian. Chính vì vậy, mỗi chia sẻ của KOC sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của người xem.
>>>Xem thêm: KOL là gì? KOL như thế nào là phù hợp với một doanh nghiệp
Sự khác biệt giữa KOLs và KOC là gì?
Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy giữa KOLs và KOC có sự khác biệt nhất định. Sau đây là những tiêu chí giúp bạn phân biệt 2 đối tượng này:
Mức độ phổ biến
KOLs là những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng. KOLs thường được các nhãn hàng chủ động tiếp cận booking trước. Sau đó họ mới tiến hành lên các bài review hoặc PR sản phẩm lên mạng xã hội.
Trong khi đó KOC hoàn toàn là những khách hàng dùng thử sản phẩm. KOC sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm để trải nghiệm mà không phụ thuộc vào bất cứ nhãn hàng nào. Khán giả sẽ tìm thấy những điểm tương đồng khi theo dõi quá trình mua hàng của họ.
Tính chuyên môn
Những nhận xét, đánh giá từ KOLs có thể bị ảnh hưởng bởi kịch bản của nhãn hàng. Vì vậy người xem sẽ không hoàn toàn tin tưởng vào những lời nhận xét từ KOLS.
Trong khi đó, những đánh giá của KOC sẽ dựa trên nhận xét chủ quan cũng như kinh nghiệm chuyên môn. Vì vậy chúng sẽ bao gồm cả ưu lẫn nhược điểm của sản phẩm. Đây chính là sự chân thật trong quá trình mua hàng khiến khán giả đồng cảm và thay đổi quyết định sau khi xem.
>>>Xem thêm: Tiktoker là gì? TikToker kiếm tiền từ đâu? Giải đáp chi tiết
Quy mô khán giả
Đối với KOLs, số lượt theo dõi là yếu tố để đánh giá sự ảnh hưởng của KOLs. Đây cũng là tiêu chí chính để lựa chọn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của họ trong chiến dịch marketing.
Còn với KOC, khán giả theo dõi họ bởi tính chân thực và khách quan trong quá trình sử dụng sản phẩm. Vì vậy lượng follow không ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng của KOC.
Tiêu chí lựa chọn KOC là gì?
Tất nhiên, để lựa chọn và đánh giá chất lượng công việc của KOC, bạn cũng cần dựa trên các yêu cầu nhất định. Sau đây là 3 tiêu chí phổ biến giúp bạn lựa chọn KOC phù hợp với sản phẩm:
Relevant: Đây là chỉ số chính thể hiện mức độ viral và độ phù hợp giữa KOC và sản phẩm của bạn. Một KOC sẽ review nhiều sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên họ sẽ lựa chọn lĩnh vực chủ đạo và tiến hành sử dụng những sản phẩm xoay quanh lĩnh vực này (ví dụ quần áo, sản phẩm dưỡng da, đồ công nghệ,…). Chỉ số relevant càng cao nghĩa la mức độ phù hợp giữa KOC và sản phẩm của bạn càng tốt.
Performance: Đây là chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của những content mà KOC đã chia sẻ. Chỉ số này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Chỉ số performance càng cao tức là content của KOC càng thu hút và giúp chuyển đổi khách hàng cho brand.
Growth: Đây là chỉ số đo lường mức độ lan tỏa của KOC. Một chiến dịch quảng cáo sẽ không chỉ tập trung vào việc cập nhật thông tin của sản phẩm. KOC sẽ phải cung cấp những thông tin mới nhất về sản phẩm theo xu hướng thị trường. Như vậy chiến dịch mới có thể tiếp cận tới càng nhiều khách hàng tiềm năng.
>>>Xem thêm: Youtuber là gì? Tổng hợp các nguồn thu nhập khủng của Youtuber
Cách thiết lập chiến dịch KOC như thế nào?
Từ những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ những tiêu chí lựa chọn KOC là gì. Tiếp theo, để thiết lập chiến dịch sử dụng KOC hiệu quả, bạn có thể tham khảo những bước sau:
Bước 1 – Kết nối với khách hàng: Đầu tiên, bạn cần tạo nên môi trường kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là cơ hội để khách hàng tìm hiểu và đưa ra những đánh giá về chất lượng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể tận dụng những lượt thảo luận và tương tác này để xây dựng cộng đồng cho thương hiệu của mình.
Bước 2 – Thu thập ý kiến: Sau khi kết thúc giai đoạn 1, bạn cần tổng hợp những nhận xét, đánh giá của khách hàng và lựa chọn người phù hợp để trở thành KOC. Những tiêu chí có thể được dùng để lựa chọn KOC là gì đã được liệt kê ở phần trên. Ngoài ra, bạn có thể đánh giá dựa trên khả năng sáng tạo, tần suất tương tác, số lượng khán giả theo dõi,… của từng người dùng.
Bước 3 – Ký hợp đồng: Cuối cùng, bạn hãy tiếp cận với những KOC phù hợp và đưa ra đề nghị hợp tác 2 bên cùng có lợi.
KOC đang là xu hướng mới nổi trong lĩnh vực marketing, quảng cáo. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu KOC là gì và cách đánh giá, lựa chọn KOC hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới và hữu ích nhất về lĩnh vực đang rất hấp dẫn này.
>>>Xem thêm: Influence Là Gì? Vai Trò Của Influence Marketing Như Thế Nào?
Hình ảnh: Sưu tầm