Như những ngành nghề khác, các cấp bậc trong marketing đang bị ảnh hưởng bởi “sự từ chức vĩ đại” và có nhu cầu tuyển dụng cao. Vậy, các cấp bậc trong marketing là gì? Hãy cùng Viecmarketing tìm hiểu ngay nhé.
Nhu cầu về nhân viên marketing hiện nay
Theo Cục Thống kê Lao động tại Hoa Kỳ đã công bố, dự đoán đến năm 2030, nhu cầu về các việc làm liên quan đến lĩnh vực Marketing tại đất nước này sẽ tăng lên khoảng 10%. Và nhu cầu này cũng đang tăng rất cao tại Việt Nam, theo Trung tâm dự báo nhân lực & thông tin thị trường lao động HCM, đến 2025, ngành marketing sẽ cần tới 21.600 lao động mỗi năm.
Một báo cáo khác của LinkedIn cũng cho biết, có đến 31% người dùng của nền tảng này đã thay đổi công việc của họ vào năm 2021, trong đó có đến 618.000 người lao động. Xu hướng thay đổi này tăng cao nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với hơn 59% so với cùng kỳ năm 2020. Dựa vào những số liệu này có thể thấy rằng, nhu cầu về tuyển dụng các cấp bậc trong marketing vẫn đang rất cao ở thời gian tới.
Các cấp bậc trong marketing bạn cần biết
Vậy, các cấp bậc trong marketing bao gồm những vị trí nào? Hãy cùng tham khảo ngay các cấp bậc trong marketing phổ biến ngay sau đây nhé. Bao gồm:
Intern/Entry Level
Intern/Entry Level là “sự khởi đầu” phổ biến của các cấp bậc trong marketing hay còn có tên gọi khác là các thực tập sinh marketing. Ở vị trí này, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí trong ngành marketing mà không yêu cầu hoặc ít yêu cầu về kinh nghiệm. Bạn có thể lựa chọn làm việc toàn thời gian hoặc part time đối với những vị trí Intern/Entry Level.
Tiêu chí tuyển dụng vào giai đoạn này của các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào kỹ năng mềm của ứng viên cũng như thái độ, tinh thần trong công việc của họ. Những vị trí mà bạn có thể bắt đầu với vai trò là một Intern/Entry Level ví dụ như:
- Marketing Assistant: Hỗ trợ nhóm marketing của một tổ chức lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch và chương trình tiếp thị.
- Public Relations/Communications: Hỗ trợ chính cho các nhân viên truyền thông, PR của doanh nghiệp trong nghiệp vụ chuyên môn của họ.
- Marketing Analyst Intern: Hỗ trợ trong việc phân tích nội dung, dữ liệu của hoạt động marketing.
- Một số vị trí Intern/Entry Level khác như: Social Media/Digital Marketing Intern, Thực tập sinh Account, Thực tập sinh SEO, Content Marketing,…
Tùy thuộc vào mỗi vị trí khác nhau mà nhiệm vụ cụ thể khi ở cấp bậc Intern/Entry Level sẽ khác nhau. Đa số các doanh nghiệp hiện nay sẽ không chi trả lương chính thức ở vị trí này. Thay vào đó, bạn có thể nhận được các khoản phụ cấp từ 3 – 5 triệu đồng/tháng và các khoản thưởng hiệu suất công việc theo quy định của doanh nghiệp.
Junior Marketing
Junior Marketing cũng thuộc các cấp bậc trong marketing. Theo đó, các nhân viên có cấp bậc Junior thường đã hoàn thành giai đoạn intern/entry level của mình. Họ đã bắt đầu có thể thực hiện độc lập những nhiệm vụ đơn giản mà không cần đến sự hướng dẫn, trợ giúp quá nhiều.
Giai đoạn này sẽ là bước đệm quan trọng để bạn bắt đầu tích lũy và phát triển hơn ở các cấp bậc trong marketing khác. Các Junior Marketing thường sẽ là người có dưới 2 năm kinh nghiệm trong ngành nghề này. Họ thường sẽ thực hiện những công việc như:
- Thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, không yêu cầu nhiều kỹ năng.
- Học hỏi và hỗ trợ cho các Senior Marketing khác về các chiến lược, kế hoạch marketing.
- Hỗ trợ cho Senior hướng dẫn cơ bản cho các Intern/entry level khi được yêu cầu.
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu như lập báo cáo, tham gia vào các buổi đào tạo chuyên môn,…
Mức thu nhập của vị trí Junior Marketing thường không quá cao bởi nhìn chung các kinh nghiệm là việc của họ chưa phong phú. Mức thu nhập tham khảo trung bình của vị trí này từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.
Senior Marketing
Sau 2 – 5 năm làm việc, bạn có thể đạt được cấp bậc là Senior Marketing Executive trong công việc của mình. Senior Marketing là những người có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của mình. một Senior Marketing sẽ có những nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu thị trường về ngành hàng, sự cạnh tranh, insight của khách hàng.
- Lập các kế hoạch, chiến dịch marketing và chịu trách nhiệm triển khai và quản lý, giám sát hiệu quả của chiến dịch đó.
- Quản lý đội nhóm, các Junior Marketing, intern/entry level được phân công phụ trách.
- Thực hiện những công việc chuyên môn khác theo từng vị trí do mình đạp nhiệm.
Khi bạn đạt đến cấp bậc Senior Marketing, mức thu nhập của vị trí này sẽ tương đối cao. Trung bình tham khảo khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng. Một số nhóm nhân sự có năng lực có thể đạt được từ 20 – 25 triệu đồng/tháng.
Marketing Specialist
Marketing Specialist là những người đạt đến cấp độ chuyên gia của lĩnh vực marketing. Ngoài những kỹ năng chuyên môn về công việc mà họ thực hiện, họ sẽ có những kỹ năng toàn diện khác để có thể chịu trách nhiệm toàn bộ về những hoạt động trên tất cả các kênh truyền thông, tiếp thị.
Mức thu nhập của Marketing Specialist tham khảo dao động từ 12 – 60 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức phổ biến thường từ 11.8 – 23.7 đồng/tháng. Một Marketing Specialist sẽ thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng khách hàng, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và dữ liệu liên quan khác.
- Phối hợp cùng các bộ phận khác để đưa ra được những ý tưởng sáng tạo về xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Thực hiện lên các kế hoạch triển khai cho các kênh marketing, quảng cáo hiệu quả nhằm truyền tải thông điệp thương hiệu đến với nhóm khách hàng mục tiêu.
- Giám sát hiệu quả của các chiến dịch, chiến lược marketing và điều chỉnh khi cần thiết.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng mới, khách hàng hiện tại thông qua các kênh marketing hiện có của thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Marketing Supervisor/Coordinator
Marketing Supervisor/Coordinator là những vị trí đảm nhiệm vai trò giám sát viên hoặc điều phối viên cho phòng Marketing. Thông thường, khi đạt đến cấp bậc này, bạn sẽ cần làm việc với một đội nhóm marketing để phát triển, thực hiện chiến lược giúp đáp ứng các mục tiêu chung của tổ chức.
Mức lương của vị trí Marketing Supervisor/Coordinator trung bình tham khảo khoảng 12.5 – 60 triệu đồng/tháng. Một số nhiệm vụ của vị trí Marketing Supervisor/Coordinator ví dụ như:
- Giám sát các hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh để xác định cơ hội cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Phát triển các kế hoạch, chiến lược và chiến thuật marketing để đáp ứng các mục tiêu của công ty.
- Phân tích dữ liệu để xác định hiệu quả của các chiến lược và chiến thuật marketing, thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
- Quản lý nguồn ngân sách cho hoạt động quảng cáo, marketing.
- Xem xét các báo cáo cần thiết như kinh doanh, bán hàng để xác định xu hướng và thực hiện các điều chỉnh để cải thiện hiệu suất của chiến lược marketing.
- Phối hợp với các nhân viên, phòng ban khác, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp để tạo ra được những chiến dịch marketing phù hợp.
Marketing Team Leader
Marketing Team Leader là vị trí chịu trách nhiệm giám sát và tạo các kế hoạch dự án để thực hiện các chiến dịch tiếp thị cho một doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Họ sẽ giám sát một nhóm gồm các nhân viên marketing với nhiều chuyên môn khác nhau để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Đây được xem là vị trí quản lý cấp thấp hoặc cấp trung tùy thuộc vào quy mô mỗi doanh nghiệp.
Mức thu nhập trung bình của các Leader Marketing tham khảo phổ biến khoảng 20.9 – 52 triệu đồng/tháng. Nhiệm vụ của Marketing Team Leader thường gặp bao gồm những công việc như sau:
- Lập kế hoạch, điều phối và giám sát việc thực hiện các chiến dịch marketing và dựa trên khách hàng.
- Tạo thông điệp phù hợp với hoạt động marketing, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động của công ty (chẳng hạn như PR, tuyển dụng, tạo khách hàng tiềm năng).
- Quản lý các tài nguyên của bộ phận marketing theo nhu cầu của dự án.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý đội nhóm marketing do mình phụ trách.
Marketing Manager/Director
Marketing Manager/Director là những vị trí quản lý cấp cao của bộ phận marketing. Tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, đây có thể là cấp bậc trưởng phòng hoặc giám đốc Marketing. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả những hoạt động về thị trường, marketing, quảng cáo trong doanh nghiệp.
Mức lương của Marketing Manager/Director tham khảo khoảng từ 30 – 115 triệu đồng/tháng. Một số vai trò, trách nhiệm của vị trí này như sau:
- Lên và thực hiện các chiến lược Marketing tổng thể, chi tiết cho doanh nghiệp.
- Tạo các chương trình, chiến dịch marketing, đảm bảo các hoạt động trên nhiều kênh phù hợp với các mục tiêu chiến lược của công ty.
- Quản lý ngân sách, con người cho các công cụ và chiến dịch quảng cáo.
- Cung cấp sự lãnh đạo đa chức năng để giúp đội nhóm marketing phối hợp hiệu quả hơn với những bộ phận khác.
- Phân tích các dữ liệu, báo cáo về tác động của tất cả dữ liệu.
CMO – Chief Marketing Officer
CMO – Chief Marketing Officer là giám đốc điều hành cấp cao về hoạt động marketing của doanh nghiệp. Vị trí này nhìn chung sẽ là người đưa ra các quyết định, hướng dẫn cấu trúc tổng thể của các nỗ lực marketing – truyền thông. Họ cũng có thể đặt ra các mục tiêu tiếp thị phù hợp với mục tiêu tổng thể của C-suite (bộ phận điều hành cấp cao) của công ty.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, quy mô mà khía cạnh tiếp quản lý của Chief Marketing Officer sẽ khác nhau và tên gọi của vị trí này cũng sẽ khác nhau. Đây được xem là thứ hạng cao nhất của các cấp bậc trong marketing. Bạn có thể đạt được mức thu nhập tham khảo trung bình từ 10 – 120 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về các cấp bậc trong marketing bao gồm gì. Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay sẽ hữu ích hơn cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang quan tâm đến với các vị trí nói trên, hãy truy cập ngay TopCV để tiếp cận với những việc làm hấp dẫn hơn nhé.