Content Editor là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Hãy cùng Viecmarketing.com tìm hiểu về Content Editor là gì, nhiệm vụ như thế nào. Từ đó giúp bạn có định hướng tốt hơn trong công việc sắp tới của mình.
Tìm hiểu về Content Editor là gì?
Trước khi đến với nhiệm vụ, trách nhiệm của Content Editor là gì, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của Content Editor là gì. Cụ thể như sau:
Content Editor là gì?
Content Editor là người chịu trách nhiệm liên quan đến sản xuất, chỉnh sửa lỗi, tổng hợp,… và là người cho ra các Content cuối cùng. Thuật ngữ Editor thường được sử dụng nhiều hơn với những người chịu trách nhiệm liên quan đến các loại Content như Video, hình ảnh,… Tuy vậy, Content Editor thường được sử dụng để nhắc đến vị trí biên tập nội dung bằng text/văn bản.
Kỹ năng cần có của Content Editor là gì?
Để có thể trở thành Content Editor thành công, bạn nên lưu ý rèn luyện những kỹ năng như sau:
Giao tiếp bằng văn bản, lời nói
Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói là cực kỳ quan trọng đối với vai trò của một Content Editor. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có thể tạo được các nội dung hấp dẫn, thu hút người đó. Bên cạnh đó, khi bạn có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, lời nói tốt, bạn cũng có thể đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải qua nội dung là chính xác, rõ ràng và không gây hiểu nhầm.
Sử dụng thành thạo các hệ thống quản trị nội dung
Các Content Editor cần phải làm việc với các hệ thống quản trị nội dung (CMS) để viết, chỉnh sửa và xuất bản nội dung trên các nền tảng khác nhau. Sự thành thạo trong việc sử dụng CMS giúp họ làm việc hiệu quả và duy trì quản lý nội dung một cách tốt.
Kỹ năng nghiên cứu, phân tích
Khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin cũng là một kỹ năng cần thiết với Content Editor để có thể tạo ra nội dung chất lượng cao. Khi có kỹ năng nghiên cứu, phân tích tối, bạn có thể hiểu sâu về chủ đề, người đọc mục tiêu và cách tiếp cận tốt nhất. Từ đó tạo ra được các nội dung phù hợp với mục tiêu đó.
Khả năng sáng tạo tốt
Sự sáng tạo tốt giúp Content Editor tạo ra nội dung độc đáo, hấp dẫn và khác biệt. Khả năng đưa ra ý tưởng mới, cách diễn đạt độc đáo và cách tạo ra nội dung gây ấn tượng có vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của độc giả.
Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
Trong môi trường làm việc, Content Editor thường cần phải làm việc cùng các thành viên khác trong nhóm, bao gồm biên tập viên, người viết, nhà thiết kế, và nhiều người khác. Khả năng hợp tác và làm việc nhóm sẽ giúp bạn tạo ra nội dung đồng nhất và đáp ứng nhu cầu của dự án.
Kỹ năng quản lý thời gian, định hướng
Content Editor thường phải làm việc với nhiều dự án cùng một lúc. Khả năng quản lý thời gian giúp họ ưu tiên công việc, đảm bảo các hạn chế thời gian được tuân thủ và đạt được mục tiêu sản xuất nội dung.
Mức thu nhập của Content Editor
Theo thống kê từ WORLD SALARIES, mỗi Content Editor tại Việt Nam có thể kiếm được mức thu nhập như sau:
- Mức thu nhập trung bình: 178.800.000 đồng/năm, tương đương khoảng 14.900.066 đồng/tháng.
- Mức thu nhập thấp nhất: 82.198.7000 đồng/năm, tương đương khoảng 6.849.891 đồng/tháng.
- Mức thu nhập cao nhất: 284.398.600 đồng/năm, tương đương khoảng 23.699.883 đồng/tháng.
Mức thu nhập này đã bao gồm các khoản chi phí phúc lợi khác. Bên cạnh đó, mức lương của Content Editor cũng sẽ thay đổi dựa trên các khía cạnh khác nhau như kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí,… mà bạn làm việc. Cụ thể tham khảo theo thống kê trên như sau:
Phần trăm lương 25 – 75
- Có 25% Content Editor có thu nhập ít hơn 123.599.800 đồng/năm, tương đương khoảng 10.299.983 đồng/tháng.
- Có 75% Content Editor có thu nhập dưới 257.999.600 đồng/năm, tương đương khoảng 21.499.967 đồng/tháng.
Mức lương theo kinh nghiệm làm việc
- Từ 0 – 2 năm: 93.239.900 đồng/năm, tương đương khoảng 7.769.991 đồng/tháng.
- Từ 2 – 5 năm: 124.799.100 đồng/năm, tương đương khoảng 10.399. 925 đồng/tháng
- Từ 5 – 10 năm: 183.600.500 đồng/năm, tương đương khoảng 15.300.041 đồng/tháng.
- Từ 10 – 15 năm: 224.398.200 đồng/năm, tương đương khoảng 18.699.850 đồng/tháng.
- Từ 15 – 20 năm: 244.798.100 đồng/năm, tương đương khoảng 20.366.516 đồng/tháng.
- Trên 20 năm: 265.200.200 đồng/năm, tương đương khoảng 22.100.016 đồng/tháng.
Tỷ lệ tăng lương trung bình
Mức tăng lương trung bình tại Việt Nam của Content Editor theo thống kê của World Salaries là khoảng 11% sau mỗi 18 tháng. Nếu tính theo hàng năm, mức tăng này sẽ đạt khoảng 7%.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu sự giống và khác nhau của Copywriter và Content writer
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Content Editor là gì?
Vậy, nhiệm vụ và trách nhiệm chính của Content Editor là gì? Trên thực tế, vị trí này sẽ thực hiện nhiệm vụ sáng tạo là chính. Tuy vậy, tùy thuộc vào từng giai đoạn của chiến lược, dự án, bạn sẽ cần phải thực hiện những công việc khác nhau. Bao gồm:
Trước khi thực hiện chiến dịch/dự án
Trước khi dự án/chiến dịch Marketing được bắt đầu, Content Editor sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu: bao gồm như xác định đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ là gì, phân khúc khách hàng, khách hàng tiềm năng là ai, lợi thế cạnh tranh, thách thức của doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc để có thể nắm bắt được khách hàng tiềm năng của sản phẩm là gì: Ví dụ như gặp gỡ khách hàng, các số liệu thông tin có sẵn và tổng hợp phân tích các thông tin đó.
- Chuẩn bị các tài nguyên cần thiết cho quá trình sáng tạo nội dung khi thực hiện chiến dịch hoặc dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án/chiến dịch
Trong quá trình dự án hoặc chiến dịch marketing đang được thực hiện, nhân viên Content Editor sẽ cần:
- Tiếp nhận từ khóa và lên các dàn ý bài viết liên quan đến dự án mà mình sẽ thực hiện.
- Thực hiện phát triển cũng như sáng tạo các nội dung cụ thể cho chiến dịch marketing.
- Quản lý và phát triển nội dung ở các kênh truyền thông như website, mạng xã hội,… được phân công.
- Liên kết với các bộ phận hoặc vị trí khác để có thể thực hiện sáng tạo và đăng tải các nội dung một cách hiệu quả nhất.
- Thực hiện đo lường và theo dõi kết quả phản hồi ở các nội dung đã được đăng tải. Từ đó đưa ra các chỉnh sửa hoặc tối ưu cần thiết giúp cho nội dung mang lại hiệu quả tốt hơn trong chiến dịch marketing.
- Đối với những bạn là Content Editor công ty agency, bạn sẽ cần phải thực hiện thêm nhiệm vụ là phân bổ tự hóa cho các cộng tác viên. Bên cạnh đó sẽ thực hiện kiểm duyệt các nội dung do cộng tác viên sản xuất.
>>> Xem thêm: Content Creator là gì? Công việc của những người sáng tạo
Một số nhiệm vụ khác
Bên cạnh những công việc và nhiệm vụ chính như trên, Content Editor sẽ cần phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ của phòng marketing. Những nhiệm vụ này sẽ không bắt buộc và nó tùy thuộc vào bạn đang làm việc cho doanh nghiệp ở loại hình nào. Ví dụ như:
- Hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên mới hoặc cộng tác viên khi mới nhận việc. Việc đào tạo này sẽ bao gồm đào tạo về chuyên môn Content và quy trình làm việc.
- Làm các giấy tờ hoặc thủ tục liên quan đến việc thanh toán nhuận bút cho cộng tác viên theo định kỳ.
- Lập tức bản báo cáo liên quan đến công việc theo ngày, tuần, tháng,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Công việc của nhân Viên Facebook Ads Là Gì?
Lộ trình thăng tiến của Content Editor là gì?
Khi trở thành một Content Editor, bạn có thể thăng tiến lên nhiều vị trí khác nhau. Lộ trình thăng tiến cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, kinh nghiệm, xu hướng phát triển,… Dưới đây sẽ là lộ trình thăng tiến thường gặp của một Content Editor mà bận có thể tham khảo:
Biên tập viên
Trong vị trí biên tập viên – Content Editor, sẽ có nhiều cấp bậc khác nhau. Ví dụ như:
Content Editor sẽ có những nhiệm vụ sau:
- Soạn thảo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung trên các nền tảng khác nhau.
- Tạo ra nội dung chất lượng và tuân theo các nguyên tắc giao tiếp và phong cách thương hiệu.
Senior Content Editor sẽ có những nhiệm vụ như sau:
- Đảm nhận các dự án nhiều chiều hơn, đưa ra ý tưởng chiến lược nội dung.
- Lãnh đạo các dự án nội dung, hỗ trợ và đào tạo các Content Editor mới.
Nhân viên SEO
Nhân viên SEO (Search Engine Optimization) là người chuyên tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung và các yếu tố liên quan trên trang web để cải thiện vị trí của trang web đó trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, và các nền tảng tìm kiếm khác. Nhiệm vụ chính của một nhân viên SEO thương bao gồm:
- Tìm hiểu và nghiên cứu về các từ khóa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của trang web.
- Tối ưu hóa On-page, ví dụ như điều chỉnh nội dung trang web để bao gồm các từ khóa chính và cụm từ khóa, cải thiện cấu trúc thẻ, meta descriptions, tiêu đề trang,…
- Xây dựng liên kết từ các trang web khác về trang web để tăng uy tín và sự nhận dạng.
- Theo dõi hiệu suất trang web.
- Theo dõi các thay đổi trong thuật toán của các công cụ tìm kiếm .
Mức lương trung bình tham khảo: Từ 10.000.000 – 25.000.000 triệu đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên SEO marketing là gì và mức thu nhập cụ thể
Quản lý nhóm biên tập viên
Quản lý nhóm biên tập viên là người có trách nhiệm điều hành và lãnh đạo một nhóm các biên tập viên làm việc trên các dự án nội dung của một tổ chức hoặc công ty. Nhiệm vụ chính của một quản lý nhóm biên tập viên bao gồm:
- Lập kế hoạch và phân phối công việc cho các Content Editor khác.
- Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các thành viên trong nhóm.
- Kiểm tra và đảm bảo chất lượng của nội dung sản xuất bởi nhóm.
- Hỗ trợ phát triển và nâng cao kỹ năng của các thành viên trong nhóm.
- Hợp tác với các bộ phận khác đảm bảo rằng nội dung được tích hợp một cách hài hòa vào toàn bộ chiến dịch truyền thông.
Mức lương trung bình tham khảo: Từ 15.000.000 – 25.000.000 triệu đồng/tháng.
Quản lý dự án
Quản lý dự án là vị trí có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của dự án cụ thể để đảm bảo rằng dự án được thực hiện thành công, đúng hạn, trong ngân sách và đạt được các kết quả mong đợi. Nhiệm vụ chính của một quản lý dự án bao gồm:
- Thiết lập kế hoạch tổng thể và lên lịch trình thực hiện.
- Chia dự án thành các phần nhỏ hơn, công việc cụ thể và giao cho các thành viên trong nhóm dự án.
- Cung cấp hướng dẫn và lãnh đạo cho đội ngũ dự án, đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của họ.
- Theo dõi tiến trình thực hiện dự án.
- Xác định và quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
Mức lương trung bình tham khảo: Từ 23.000.000 – 53.000.000 triệu đồng/tháng.
Marketing Director
Marketing Director là một vị trí quản lý cao cấp trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo của một tổ chức hoặc công ty. Người giữ vị trí này chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ chiến lược marketing và quảng cáo của tổ chức, nhằm tạo ra sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, tương tác tích cực với khách hàng và đóng góp vào mục tiêu kinh doanh tổng thể.
Nhiệm vụ chính của một Marketing Director bao gồm:
- Xác định chiến lược và hướng đi chung cho toàn bộ hoạt động marketing của tổ chức.
- Đảm bảo rằng thương hiệu của tổ chức được xây dựng, bảo vệ và tăng cường.
- Tạo và triển khai các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo để thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Theo dõi và đánh giá hiệu suất các chiến dịch tiếp thị, xác định các chỉ số hiệu suất quan trọng và tìm cách cải thiện kết quả.
- Làm việc cùng với các bộ phận khác để đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị tương thích với các hoạt động khác và hỗ trợ mục tiêu kinh doanh tổng thể.
Mức lương trung bình tham khảo: Từ 30.000.000 – 50.000.000 triệu đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Tìm kiếm việc làm Marketing Director ở đâu uy tín và chất lượng?
Public Relations Manager
Public Relations Manager (Quản lý quan hệ công chúng) là vị trí quản lý trong lĩnh vực truyền thông và quan hệ công chúng của một tổ chức hoặc công ty. Nhiệm vụ chính của một Public Relations Manager bao gồm:
- Tạo và duy trì mối quan hệ với các nhà báo, biên tập viên và phương tiện truyền thông khác.
- Chuẩn bị và phát hành các thông cáo báo chí của thương hiệu.
- Phát triển và thực hiện chiến lược truyền thông tổng thể.
- Tổ chức và quản lý các sự kiện, buổi họp báo, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác để tạo cơ hội giao tiếp với các đối tượng mục tiêu.
- Đối phó với thông tin tiêu cực hoặc tin đồn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức, xây dựng kế hoạch để đối phó, giảm thiểu tác động của chúng.
- Đảm bảo rằng tất cả các thông điệp, hoạt động truyền thông của tổ chức đều tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức ngành.
Mức lương trung bình tham khảo: Từ 30.000.000 – 41.000.000 triệu đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Ngành quan hệ công chúng học trường gì? Nên học không?
Communications Manager
Communications Manager (Quản lý truyền thông) là vị trí chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các hoạt động truyền thông bao gồm cả nội bộ và ngoại bộ trong một tổ chức. Nhiệm vụ chính của một Communications Manager bao gồm:
- Xác định chiến lược và kế hoạch tổng thể cho các hoạt động truyền thông của tổ chức, bao gồm cả thông điệp, phương tiện truyền thông và kế hoạch thực hiện.
- Đảm bảo rằng nội dung truyền thông nhất quán, chính xác và phản ánh đúng thông điệp của tổ chức.
- Tạo và duy trì mối quan hệ với các nhà báo, biên tập viên và phương tiện truyền thông khác để đảm bảo rằng thông tin về tổ chức được truyền tải một cách chính xác và hiệu quả.
Mức lương trung bình tham khảo: Từ 35.000.000 – 46.000.000 triệu đồng/tháng.
Brand Director
Brand Director (Giám đốc thương hiệu) là một vị trí quản lý cao cấp trong lĩnh vực quản lý thương hiệu của một tổ chức hoặc công ty. Nhiệm vụ chính của một Brand Director bao gồm:
- Đặt ra chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên mục tiêu kinh doanh và giá trị cốt lõi của tổ chức.
- Đảm bảo rằng các hoạt động tiếp thị, truyền thông và sản xuất liên quan đến thương hiệu đều nhất quán và phù hợp với chiến lược thương hiệu.
- Theo dõi xu hướng thị trường, hiểu về hành vi và sự thay đổi của khách hàng.
- Tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.
- Định nghĩa và quản lý các yếu tố cấu trúc thương hiệu.
Mức lương trung bình tham khảo: 47.500.000 triệu đồng/tháng.
Trên đây là những thông tin về vị trí Content Editor. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Content Editor là gì, nhiệm vụ của Content Editor là gì. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm content marketing, hãy truy cập ngay website tuyển dụng TopCV. Đây đang là nền tảng cung cấp việc làm uy tín, chất lượng hiện nay.